Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019
Xuất hiện trên CNN, thủ đô Hà Nội được bạn bè quốc tế tấm tắc khen vì xinh đẹp, bình yên
Được chọn làm nơi diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử Mỹ - Triều, những ngày này Hà Nội đang là điểm đến được truyền thông quốc tế nhắc tới nhiều hơn cả. Một Thủ đô thân thiện, bình yên và hiếu khách.
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 được tổ chức tại Việt Nam đang là sự kiện được truyền thông thế giới dành nhiều sự chú ý. Những ngày này, rất nhiều hãng thông tấn lớn từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có mặt tại thủ đô Hà Nộiđể đưa tin.
Bên cạnh việc cập nhật chi tiết thông tin về cuộc gặp gỡ lịch sử giữa hai nguyên thủ quốc gia Mỹ - Triều thì những hình ảnh về một Hà Nội bình yên, giản dị cũng là chủ đề được bạn bè quốc tế quan tâm không kém. Từ những góc phố, hàng cây, cho đến những quán xá ven đường... đâu đâu cũng mang lại cảm giác thân thiện và gần gũi đến lạ.
Một góc hồ xanh mát.
Dù ở toạ độ nào, Hà Nội cũng đẹp dịu dàng và hiền hoà như thế!
Từ những góc máy trên cao, hình ảnh Hà Nội trong mắt bạn bè quốc tế không còn gói gọn trong hai chữ "thủ đô" của Việt Nam nữa mà rộng hơn, đó là một điểm đến hấp dẫn với nhiều điều thú vị để khám phá. Một Hà Nội cổ kính với 36 phố phường, Hồ Hoàn Kiếm, cầu Thê Húc, những món ăn nức tiếng như phở gà, bún chả, bún thang hay gánh hàng hoa buổi sớm...
Có một Hà Nội tình và thơ như thế!
Hà Nội dịu dàng đến lạ qua những khung hình chụp từ trên cao.
Lãng mạn và bình yên với Hà Nội trên cao
Đài CNN thậm chí còn làm hẳn một video siêu đẹp để nói về văn hoá, lịch sử và con người Hà Nội. Những con đường quen thuộc, những hoạt động diễn ra mỗi ngày bỗng trở nên có hồn và nên thơ hơn hẳn dưới góc nhìn của truyền thông quốc tế. Đến ngay cả những người con của vùng đất này cũng phải bất ngờ vì không nghĩ răng mình đã vô tình bỏ qua nhiều thứ xinh đẹp đến vậy.
Không hề quá lời khi nhận xét rằng, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều chính là cột mốc quan trọng để thế giới biết đến Hà Nội trong hình ảnh của một thủ đô thân thiện, là địa điểm không thể bỏ lỡ trên bản đồ du lịch thế giới.
Một góc Hà Nội trên cao
Hà Nội thân thiện và gần gũi.
Cùng ngắm nhìn những hình ảnh đẹp của Hà Nội từ những góc nhìn trên cao:
Theo Trí thức trẻ
Mệt mỏi với những câu thoại vô duyên trong phim Việt
Có những câu thoại trong những phim Việt bị diễn viên nhắc đi nhắc lại với mục đích khiến cho câu nói đó trở nên hot, kèm theo đó là phim được nhiều người nhắc đến. Trong một số trường hợp thì những câu thoại ấy bị "phản tác dụng" đến khổ.
Những câu thoại "đinh" thường được giao cho những nhân vật nói nhiều nhất, hoặc những nhân vật chính. Họ sẽ có nhiệm vụ lặp đi lặp lại câu nói này với hy vọng sẽ được khán giả yêu thích và tạo thành một "hiện tượng".
"Tagline" dịch nôm na là những câu nói chủ chốt trong phim, đại diện cho tinh thần của phim được các đạo diễn cài cắm vào nhằm nhiều mục đích. Một là giúp khắc họa cá tính nhân vật một cách rõ ràng nhất, hai là thể hiện tinh thần, chủ đề của phim. Cuối cùng là đi kèm với hy vọng phim sẽ được khán giả chú ý. Năm 2011, Lê Khánhtừng rất thành công khi "lăng xê" được hai phần của phim Cô Dâu Đại Chiếnvà Ngày Nảy Ngày Nay nhờ chiến thuật sử dụng "tagline" này. Hai câu nói của Lê Khánh từng rất được cộng đồng mạng yêu thích và sử dụng nhiều đó là: "Bấy-By à!" và "Tánh kỳ"...
Lê Khánh làm nên tên tuổi của hai phim "Ngày Nảy Ngày Nay" và "Cô Dâu Đại Chiến".
Sau thành công đó, một số phim bắt đầu "ăn theo" bằng những câu thoại đặc trưng riêng của mình với hy vọng "lặp lại" thành công, nhưng một số trường hợp lại áp dụng công thức quá rập khuôn thành ra lại gây "phản ứng ngược".
Chị Trợ Lý Của AnhAi đi xem phim Chị Trợ Lý Của Anh do nữ danh ca, nay đã là nữ nghệ sĩ đa tài Mỹ Tâm đóng vai chính chắc sẽ vài phần bối rối trước độ bá đạo của chị đẹp Mỹ Tâm. Nữ nghệ sĩ tự "chế" luôn ra những từ hoàn toàn mới và không ai hiểu những từ đó có ý nghĩa gì. "Xé mây" và "Tuluxu" là hai từ khóa được Mỹ Tâm lăng xê nhiệt tình trên trang cá nhân và sau đó là vào cả phim Chị Trợ Lý Của Anh.
Ý nghĩa của hai từ này nhiều khi chỉ có fan ruột của Mỹ Tâm mới hiểu được chứ ngay cả dàn diễn viên trong phim nhiều khi cũng chỉ hiểu... bập bõm. Hai "từ khóa" ấy thậm chí còn không rõ là động từ hay tính từ mà chỉ biết là "chị đẹp" Mỹ Tâm thích dùng lúc nào thì dùng, không ai cản được. Còn nhớ anh chàng giám đốc trẻ Phúc Nam (Mai Tài Phến) còn phải chật vật mới hiểu được cách dùng của từ "tuluxu" là thế nào. Còn "xé mây" thì thôi rồi, ngoài chị trợ lý ra thì cả phim không ai đủ gan để áp dụng cụm từ ấy.
Thế nhưng, câu thoại "đỉnh cao" nhất của phim lại xuất phát từ câu nói không thể "chân lý" hơn của chị trợ lý. "Chuyện gì đến sẽ đến, người phải gặp nhất định sẽ gặp". Câu chuyện tình yêu của hai nhân vật chính trong phim như đã được an bài từ trước và đây cũng chính là thông điệp không thể chu đáo hơn mà "chị đẹp" gửi đến người xem. Đó là chuyện tình cảm, nhân duyên của đời người đều đã được định đoạt từ trước, những người quan trọng với chúng ta, trước sau gì chắc chắn sẽ được gặp.
Trạng QuỳnhTrong Trạng Quỳnh, trách nhiệm "lăng xê" hai câu thoại chủ chốt được giao cho Xẩm (Trấn Thành). Chẳng trách mà từ đầu đến cuối phim anh chàng cứ lặp đi lặp lại hai câu: "Nơi nào Quỳnh gặp khó, nơi đó Xẩm ra tay" và "Sống như vậy làm sao vào giai thoại được?", "Sống phải biết dùng cái đầu" một cách triệt để.
Vấn đề là ba câu thoại này bị áp dụng theo kiểu "lặp đi lặp lại" như đang cố gồng lên... thôi miên khán giả. Xẩm nói câu "Sống như vậy làm sao vào giai thoại?" một cách vô tội vạ nhưng không hề có một đoạn phim nào để giải thích cho khán giả: "giai thoại" là sao? Vô giai thoại để làm gì mà cứ hễ có ai làm mếch lòng Xẩm là anh chàng lại lôi cái "giai thoại" đó ra dọa?
Xẩm cứ hở ra là: "Sống vậy sao vào giai thoại được?".
Những câu tagline này được sử dụng rất tùy tiện trong Trạng Quỳnh mặc dù chúng chẳng liên hệ gì được với ai. Trong trường hợp của Lê Khánh thì hai câu nói "nổi tiếng" của cô ít ra vẫn có thể cho người xem đem ra nói lại với bạn bè trong những câu đùa giỡn hay gì đó. Còn đối với hai câu nói "đinh" của Xẩm trong Trạng Quỳnh, khán giả xem xong chả hiểu nói như thế để mà làm gì luôn.
Mối Tình Đầu Của TôiKhông chỉ phim điện ảnh, cả phim truyền hình Mối Tình Đầu Của Tôi cũng cố gắng đưa vào phim một câu nói của An Chi (Ninh Dương Lan Ngọc) để thể hiện đó là "thương hiệu" của cô nàng. Câu: "Cứ mỉm cười, vận may tự nhiên tới!" được An Chi lặp đi lặp lại thả ga bất kể tình huống nào.
Câu nói của An Chi bị cư dân mạng chê là... không có vần điệu, cộng thêm giọng nói eo éo của cô nàng khiến nó bị "phản tác dụng". Nhiều người cho rằng An Chi càng "tụng" câu khẩu hiệu đó nhiều thì cô càng... xui.
Hai PhượngCâu "Nỗi sợ chỉ là một cảm giác" được Ngô Thanh Vân "tương" ngay lên poster của Hai Phượng như một sự cảnh báo rằng khán giả sẽ phải chứng kiến cảnh mẹ bỉm sữa Hai Phượng chèn slogan vào bất cứ cảnh nào trong phim. Nhiều khi Hai Phượng còn sẵn sàng hy sinh cả một cảnh phim rất hiệu quả để tiếp tục nhồi khán giả với câu slogan của mình.
Trong một đoạn teaser của phim, có một đoạn khi bé Mai trấn an những người bạn bị giam trong cũi sắt. Đó là lúc cô bé thể hiện lòng dũng cảm một cách cực kỳ rõ ràng khi nghe theo lời dạy của mẹ. Thế nhưng khi lên phim, Ngô Thanh Vân và đạo diễn lại không sử dụng cảnh quay đó mà lại đưa vào cảnh hai mẹ con sau khi đoàn tụ lại đứng nói chuyện suông như đang "trả bài" nhau về khái niệm lòng dũng cảm?
KếtCâu thoại "thương hiệu" đóng vai trò ghi lại ấn tượng của phim trong trí nhớ của người xem. Chính vì vậy mà phim nào cũng cố gắng tạo ra một hoặc vài lời thoại thật "đỉnh" để ghi điểm, nhưng đôi khi "cố quá" lại thành "quá cố". Những gì cố tình cài cắm mà không hợp văn cảnh, cảm xúc nhân vật sẽ trở nên gượng gạo. Chỉ có những lời nói chân thành, tình cảm nhất của nhân vật mới có thể đi vào lòng khán giả, vì đó là những câu nói đúng thời điểm, đúng đối tượng nhất và rất "duyên".
Chủ cafe Giảng: "Khách đông khủng khiếp, không tính nổi bán bao nhiêu cốc đợt thượng đỉnh"
Khách hàng tới Giảng thưởng thức cafe trứng trong đợt thượng đỉnh Mỹ - Triều đông tới nỗi, chủ quán không thể thống kê được số lượng đã bán. Nhiều lúc, quán không còn chỗ ngồi cho khách.
Là một trong những thương hiệu cafe có tiếng và được chọn phục vụ thức uống tại trung tâm báo chí (Cung hữu nghị Việt Xô) nhân hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều Tiên lần thứ 2 diễn ra ở Hà Nội, những ngày qua, Giảng (số 39 Nguyễn Hữu Huân) đón tiếp hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế, tới thưởng thức món cafe trứng độc đáo.
Theo quan sát, toàn bộ không gian của Giảng cafe trong căn nhà hai tầng luôn trong tình trạng chật kín khách ngồi. Đối tượng khách hàng với đủ độ tuổi, là dân du lịch, phóng viên báo chí quốc tế, các đoàn đại biểu ngoại giao...
Giảng tận dụng tối đa các khoảng không ngoài trời để kê bàn ghế cho khách thưởng thức đồ uống. Cách bài trí và không gian không phải điểm mạnh hút khách của quán cafe này.
Ông Nguyễn Trí Hòa, chủ quán Giảng cho biết, bên thềm hội nghị thượng đỉnh, suốt gần một tuần lễ qua, lượng khách đổ về quán tăng gấp nhiều lần. "Chỉ tính riêng đợt cafe tại trung tâm báo chí trong ngày đầu tiên đã khoảng 600 cốc cafe trứng, còn tại cửa hàng thì không thể thống kê nổi. Nhiều lúc, khách đến phải ra về vì quán không còn chỗ ngồi", ông Hòa nói.
Vị chủ quán không giấu được sự tự nào khi được phục vụ hội nghị đặc biệt và bày tỏ nguyện vọng được đón tiếp hai nhà lãnh đạo nổi tiếng, ông Donald Trump và chủ tịch Kim Jong Un tại cafe Giảng.
Chia sẻ thêm về tình hình kinh doanh của Giảng trong đợt diễn ra hội nghị thượng đỉnh, anh Khắc Sơn (quản lý của Giảng) ước lượng, có ngày Giảng phục vụ gần 1.000 cốc cafe. "Có thời điểm đúng là vỡ trận vì quán đông khách mà nhân lực lại chia lẻ sang địa điểm khác. Nhân viên ai cũng làm việc hết công suất. Mệt nhưng rất vui và tự hào", anh Sơn nói.
Một nam nhân viên của Giảng cho hay, từ khi nhận ca làm việc từ 2-3h chiều, anh làm việc không ngơi tay. "Ước tính chỉ trong ca làm việc kéo dài khoảng 4 tiếng, Giảng có thể bán tới 300 cốc cafe, trong đó cafe trứng chiếm đa số", anh này nói.
Bên trong khu pha chế, các nguyên liệu trứng, kem đang được chế biến, chờ thêm cafe nóng cho đủ vị.
Cafe sẽ được đun trực tiếp ngay trước khi pha. Cafe nóng giúp cho lớp kem và trứng nổi lên phía trên. Cốc cafe trứng nóng thường được đặt trong một cốc nước ấm để đảm bảo nhiệt độ. Bột cafe tại Giảng đều do chính ông Hòa, chủ quán chọn mua và rang xay cẩn thận. "Việc rang xay, nhiệt độ và cảm nhận của người rang cafe quyết định rất nhiều đến hương vị cafe. Những điều này cũng nên sự khác biệt của cafe mỗi quán", ông Hòa cho biết.
Ngoài món cà phê trứng truyền thống, ở Giảng còn có món cacao trứng, chế biến từ trứng đánh bông, bên trên tách trứng là một lớp bột cacao. Giá đồ uống tại đây dao động ở mức 25.000 đồng/cốc.
Với vị ngọt vừa phải, cafe trứng và cafe trứng cacao không quá kén đối tượng. Nhiều khách hàng trẻ tuổi cũng tìm đến Giảng để thưởng thức món đồ uống đậm đà này.
Trong dịp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, CNN đã lên list đặc sản nhất định phải thử tại Hà Nội, trong đó có cafe trứng.
Được biết cafe trứng ra đời từ những năm 1950 tại Hà Nội. Xuất phát từ việc khan hiếm sữa tươi ở thời điểm lúc đó, người chủ đầu tiên của quán Giảng đã dùng lòng đỏ trứng gà để thay thế và sau đó cafe trứng đã trở thành một loại đồ uống đặc trưng của Hà Nội.
Thoe Nhịp sống kinh tế
Mệt mỏi với những câu thoại vô duyên trong phim Việt
Có những câu thoại trong những phim Việt bị diễn viên nhắc đi nhắc lại với mục đích khiến cho câu nói đó trở nên hot, kèm theo đó là phim được nhiều người nhắc đến. Trong một số trường hợp thì những câu thoại ấy bị "phản tác dụng" đến khổ.
Những câu thoại "đinh" thường được giao cho những nhân vật nói nhiều nhất, hoặc những nhân vật chính. Họ sẽ có nhiệm vụ lặp đi lặp lại câu nói này với hy vọng sẽ được khán giả yêu thích và tạo thành một "hiện tượng".
"Tagline" dịch nôm na là những câu nói chủ chốt trong phim, đại diện cho tinh thần của phim được các đạo diễn cài cắm vào nhằm nhiều mục đích. Một là giúp khắc họa cá tính nhân vật một cách rõ ràng nhất, hai là thể hiện tinh thần, chủ đề của phim. Cuối cùng là đi kèm với hy vọng phim sẽ được khán giả chú ý. Năm 2011, Lê Khánhtừng rất thành công khi "lăng xê" được hai phần của phim Cô Dâu Đại Chiếnvà Ngày Nảy Ngày Nay nhờ chiến thuật sử dụng "tagline" này. Hai câu nói của Lê Khánh từng rất được cộng đồng mạng yêu thích và sử dụng nhiều đó là: "Bấy-By à!" và "Tánh kỳ"...
Lê Khánh làm nên tên tuổi của hai phim "Ngày Nảy Ngày Nay" và "Cô Dâu Đại Chiến".
Sau thành công đó, một số phim bắt đầu "ăn theo" bằng những câu thoại đặc trưng riêng của mình với hy vọng "lặp lại" thành công, nhưng một số trường hợp lại áp dụng công thức quá rập khuôn thành ra lại gây "phản ứng ngược".
Chị Trợ Lý Của AnhAi đi xem phim Chị Trợ Lý Của Anh do nữ danh ca, nay đã là nữ nghệ sĩ đa tài Mỹ Tâm đóng vai chính chắc sẽ vài phần bối rối trước độ bá đạo của chị đẹp Mỹ Tâm. Nữ nghệ sĩ tự "chế" luôn ra những từ hoàn toàn mới và không ai hiểu những từ đó có ý nghĩa gì. "Xé mây" và "Tuluxu" là hai từ khóa được Mỹ Tâm lăng xê nhiệt tình trên trang cá nhân và sau đó là vào cả phim Chị Trợ Lý Của Anh.
Ý nghĩa của hai từ này nhiều khi chỉ có fan ruột của Mỹ Tâm mới hiểu được chứ ngay cả dàn diễn viên trong phim nhiều khi cũng chỉ hiểu... bập bõm. Hai "từ khóa" ấy thậm chí còn không rõ là động từ hay tính từ mà chỉ biết là "chị đẹp" Mỹ Tâm thích dùng lúc nào thì dùng, không ai cản được. Còn nhớ anh chàng giám đốc trẻ Phúc Nam (Mai Tài Phến) còn phải chật vật mới hiểu được cách dùng của từ "tuluxu" là thế nào. Còn "xé mây" thì thôi rồi, ngoài chị trợ lý ra thì cả phim không ai đủ gan để áp dụng cụm từ ấy.
Thế nhưng, câu thoại "đỉnh cao" nhất của phim lại xuất phát từ câu nói không thể "chân lý" hơn của chị trợ lý. "Chuyện gì đến sẽ đến, người phải gặp nhất định sẽ gặp". Câu chuyện tình yêu của hai nhân vật chính trong phim như đã được an bài từ trước và đây cũng chính là thông điệp không thể chu đáo hơn mà "chị đẹp" gửi đến người xem. Đó là chuyện tình cảm, nhân duyên của đời người đều đã được định đoạt từ trước, những người quan trọng với chúng ta, trước sau gì chắc chắn sẽ được gặp.
Trạng QuỳnhTrong Trạng Quỳnh, trách nhiệm "lăng xê" hai câu thoại chủ chốt được giao cho Xẩm (Trấn Thành). Chẳng trách mà từ đầu đến cuối phim anh chàng cứ lặp đi lặp lại hai câu: "Nơi nào Quỳnh gặp khó, nơi đó Xẩm ra tay" và "Sống như vậy làm sao vào giai thoại được?", "Sống phải biết dùng cái đầu" một cách triệt để.
Vấn đề là ba câu thoại này bị áp dụng theo kiểu "lặp đi lặp lại" như đang cố gồng lên... thôi miên khán giả. Xẩm nói câu "Sống như vậy làm sao vào giai thoại?" một cách vô tội vạ nhưng không hề có một đoạn phim nào để giải thích cho khán giả: "giai thoại" là sao? Vô giai thoại để làm gì mà cứ hễ có ai làm mếch lòng Xẩm là anh chàng lại lôi cái "giai thoại" đó ra dọa?
Xẩm cứ hở ra là: "Sống vậy sao vào giai thoại được?".
Những câu tagline này được sử dụng rất tùy tiện trong Trạng Quỳnh mặc dù chúng chẳng liên hệ gì được với ai. Trong trường hợp của Lê Khánh thì hai câu nói "nổi tiếng" của cô ít ra vẫn có thể cho người xem đem ra nói lại với bạn bè trong những câu đùa giỡn hay gì đó. Còn đối với hai câu nói "đinh" của Xẩm trong Trạng Quỳnh, khán giả xem xong chả hiểu nói như thế để mà làm gì luôn.
Mối Tình Đầu Của TôiKhông chỉ phim điện ảnh, cả phim truyền hình Mối Tình Đầu Của Tôi cũng cố gắng đưa vào phim một câu nói của An Chi (Ninh Dương Lan Ngọc) để thể hiện đó là "thương hiệu" của cô nàng. Câu: "Cứ mỉm cười, vận may tự nhiên tới!" được An Chi lặp đi lặp lại thả ga bất kể tình huống nào.
Câu nói của An Chi bị cư dân mạng chê là... không có vần điệu, cộng thêm giọng nói eo éo của cô nàng khiến nó bị "phản tác dụng". Nhiều người cho rằng An Chi càng "tụng" câu khẩu hiệu đó nhiều thì cô càng... xui.
Hai PhượngCâu "Nỗi sợ chỉ là một cảm giác" được Ngô Thanh Vân "tương" ngay lên poster của Hai Phượng như một sự cảnh báo rằng khán giả sẽ phải chứng kiến cảnh mẹ bỉm sữa Hai Phượng chèn slogan vào bất cứ cảnh nào trong phim. Nhiều khi Hai Phượng còn sẵn sàng hy sinh cả một cảnh phim rất hiệu quả để tiếp tục nhồi khán giả với câu slogan của mình.
Trong một đoạn teaser của phim, có một đoạn khi bé Mai trấn an những người bạn bị giam trong cũi sắt. Đó là lúc cô bé thể hiện lòng dũng cảm một cách cực kỳ rõ ràng khi nghe theo lời dạy của mẹ. Thế nhưng khi lên phim, Ngô Thanh Vân và đạo diễn lại không sử dụng cảnh quay đó mà lại đưa vào cảnh hai mẹ con sau khi đoàn tụ lại đứng nói chuyện suông như đang "trả bài" nhau về khái niệm lòng dũng cảm?
KếtCâu thoại "thương hiệu" đóng vai trò ghi lại ấn tượng của phim trong trí nhớ của người xem. Chính vì vậy mà phim nào cũng cố gắng tạo ra một hoặc vài lời thoại thật "đỉnh" để ghi điểm, nhưng đôi khi "cố quá" lại thành "quá cố". Những gì cố tình cài cắm mà không hợp văn cảnh, cảm xúc nhân vật sẽ trở nên gượng gạo. Chỉ có những lời nói chân thành, tình cảm nhất của nhân vật mới có thể đi vào lòng khán giả, vì đó là những câu nói đúng thời điểm, đúng đối tượng nhất và rất "duyên".
Mệt mỏi với những câu thoại vô duyên trong phim Việt
Có những câu thoại trong những phim Việt bị diễn viên nhắc đi nhắc lại với mục đích khiến cho câu nói đó trở nên hot, kèm theo đó là phim được nhiều người nhắc đến. Trong một số trường hợp thì những câu thoại ấy bị "phản tác dụng" đến khổ.
Những câu thoại "đinh" thường được giao cho những nhân vật nói nhiều nhất, hoặc những nhân vật chính. Họ sẽ có nhiệm vụ lặp đi lặp lại câu nói này với hy vọng sẽ được khán giả yêu thích và tạo thành một "hiện tượng".
"Tagline" dịch nôm na là những câu nói chủ chốt trong phim, đại diện cho tinh thần của phim được các đạo diễn cài cắm vào nhằm nhiều mục đích. Một là giúp khắc họa cá tính nhân vật một cách rõ ràng nhất, hai là thể hiện tinh thần, chủ đề của phim. Cuối cùng là đi kèm với hy vọng phim sẽ được khán giả chú ý. Năm 2011, Lê Khánhtừng rất thành công khi "lăng xê" được hai phần của phim Cô Dâu Đại Chiếnvà Ngày Nảy Ngày Nay nhờ chiến thuật sử dụng "tagline" này. Hai câu nói của Lê Khánh từng rất được cộng đồng mạng yêu thích và sử dụng nhiều đó là: "Bấy-By à!" và "Tánh kỳ"...
Lê Khánh làm nên tên tuổi của hai phim "Ngày Nảy Ngày Nay" và "Cô Dâu Đại Chiến".
Sau thành công đó, một số phim bắt đầu "ăn theo" bằng những câu thoại đặc trưng riêng của mình với hy vọng "lặp lại" thành công, nhưng một số trường hợp lại áp dụng công thức quá rập khuôn thành ra lại gây "phản ứng ngược".
Chị Trợ Lý Của AnhAi đi xem phim Chị Trợ Lý Của Anh do nữ danh ca, nay đã là nữ nghệ sĩ đa tài Mỹ Tâm đóng vai chính chắc sẽ vài phần bối rối trước độ bá đạo của chị đẹp Mỹ Tâm. Nữ nghệ sĩ tự "chế" luôn ra những từ hoàn toàn mới và không ai hiểu những từ đó có ý nghĩa gì. "Xé mây" và "Tuluxu" là hai từ khóa được Mỹ Tâm lăng xê nhiệt tình trên trang cá nhân và sau đó là vào cả phim Chị Trợ Lý Của Anh.
Ý nghĩa của hai từ này nhiều khi chỉ có fan ruột của Mỹ Tâm mới hiểu được chứ ngay cả dàn diễn viên trong phim nhiều khi cũng chỉ hiểu... bập bõm. Hai "từ khóa" ấy thậm chí còn không rõ là động từ hay tính từ mà chỉ biết là "chị đẹp" Mỹ Tâm thích dùng lúc nào thì dùng, không ai cản được. Còn nhớ anh chàng giám đốc trẻ Phúc Nam (Mai Tài Phến) còn phải chật vật mới hiểu được cách dùng của từ "tuluxu" là thế nào. Còn "xé mây" thì thôi rồi, ngoài chị trợ lý ra thì cả phim không ai đủ gan để áp dụng cụm từ ấy.
Thế nhưng, câu thoại "đỉnh cao" nhất của phim lại xuất phát từ câu nói không thể "chân lý" hơn của chị trợ lý. "Chuyện gì đến sẽ đến, người phải gặp nhất định sẽ gặp". Câu chuyện tình yêu của hai nhân vật chính trong phim như đã được an bài từ trước và đây cũng chính là thông điệp không thể chu đáo hơn mà "chị đẹp" gửi đến người xem. Đó là chuyện tình cảm, nhân duyên của đời người đều đã được định đoạt từ trước, những người quan trọng với chúng ta, trước sau gì chắc chắn sẽ được gặp.
Trạng QuỳnhTrong Trạng Quỳnh, trách nhiệm "lăng xê" hai câu thoại chủ chốt được giao cho Xẩm (Trấn Thành). Chẳng trách mà từ đầu đến cuối phim anh chàng cứ lặp đi lặp lại hai câu: "Nơi nào Quỳnh gặp khó, nơi đó Xẩm ra tay" và "Sống như vậy làm sao vào giai thoại được?", "Sống phải biết dùng cái đầu" một cách triệt để.
Vấn đề là ba câu thoại này bị áp dụng theo kiểu "lặp đi lặp lại" như đang cố gồng lên... thôi miên khán giả. Xẩm nói câu "Sống như vậy làm sao vào giai thoại?" một cách vô tội vạ nhưng không hề có một đoạn phim nào để giải thích cho khán giả: "giai thoại" là sao? Vô giai thoại để làm gì mà cứ hễ có ai làm mếch lòng Xẩm là anh chàng lại lôi cái "giai thoại" đó ra dọa?
Xẩm cứ hở ra là: "Sống vậy sao vào giai thoại được?".
Những câu tagline này được sử dụng rất tùy tiện trong Trạng Quỳnh mặc dù chúng chẳng liên hệ gì được với ai. Trong trường hợp của Lê Khánh thì hai câu nói "nổi tiếng" của cô ít ra vẫn có thể cho người xem đem ra nói lại với bạn bè trong những câu đùa giỡn hay gì đó. Còn đối với hai câu nói "đinh" của Xẩm trong Trạng Quỳnh, khán giả xem xong chả hiểu nói như thế để mà làm gì luôn.
Mối Tình Đầu Của TôiKhông chỉ phim điện ảnh, cả phim truyền hình Mối Tình Đầu Của Tôi cũng cố gắng đưa vào phim một câu nói của An Chi (Ninh Dương Lan Ngọc) để thể hiện đó là "thương hiệu" của cô nàng. Câu: "Cứ mỉm cười, vận may tự nhiên tới!" được An Chi lặp đi lặp lại thả ga bất kể tình huống nào.
Câu nói của An Chi bị cư dân mạng chê là... không có vần điệu, cộng thêm giọng nói eo éo của cô nàng khiến nó bị "phản tác dụng". Nhiều người cho rằng An Chi càng "tụng" câu khẩu hiệu đó nhiều thì cô càng... xui.
Hai PhượngCâu "Nỗi sợ chỉ là một cảm giác" được Ngô Thanh Vân "tương" ngay lên poster của Hai Phượng như một sự cảnh báo rằng khán giả sẽ phải chứng kiến cảnh mẹ bỉm sữa Hai Phượng chèn slogan vào bất cứ cảnh nào trong phim. Nhiều khi Hai Phượng còn sẵn sàng hy sinh cả một cảnh phim rất hiệu quả để tiếp tục nhồi khán giả với câu slogan của mình.
Trong một đoạn teaser của phim, có một đoạn khi bé Mai trấn an những người bạn bị giam trong cũi sắt. Đó là lúc cô bé thể hiện lòng dũng cảm một cách cực kỳ rõ ràng khi nghe theo lời dạy của mẹ. Thế nhưng khi lên phim, Ngô Thanh Vân và đạo diễn lại không sử dụng cảnh quay đó mà lại đưa vào cảnh hai mẹ con sau khi đoàn tụ lại đứng nói chuyện suông như đang "trả bài" nhau về khái niệm lòng dũng cảm?
KếtCâu thoại "thương hiệu" đóng vai trò ghi lại ấn tượng của phim trong trí nhớ của người xem. Chính vì vậy mà phim nào cũng cố gắng tạo ra một hoặc vài lời thoại thật "đỉnh" để ghi điểm, nhưng đôi khi "cố quá" lại thành "quá cố". Những gì cố tình cài cắm mà không hợp văn cảnh, cảm xúc nhân vật sẽ trở nên gượng gạo. Chỉ có những lời nói chân thành, tình cảm nhất của nhân vật mới có thể đi vào lòng khán giả, vì đó là những câu nói đúng thời điểm, đúng đối tượng nhất và rất "duyên".
Chủ cafe Giảng: "Khách đông khủng khiếp, không tính nổi bán bao nhiêu cốc đợt thượng đỉnh"
Khách hàng tới Giảng thưởng thức cafe trứng trong đợt thượng đỉnh Mỹ - Triều đông tới nỗi, chủ quán không thể thống kê được số lượng đã bán. Nhiều lúc, quán không còn chỗ ngồi cho khách.
Là một trong những thương hiệu cafe có tiếng và được chọn phục vụ thức uống tại trung tâm báo chí (Cung hữu nghị Việt Xô) nhân hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều Tiên lần thứ 2 diễn ra ở Hà Nội, những ngày qua, Giảng (số 39 Nguyễn Hữu Huân) đón tiếp hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế, tới thưởng thức món cafe trứng độc đáo.
Theo quan sát, toàn bộ không gian của Giảng cafe trong căn nhà hai tầng luôn trong tình trạng chật kín khách ngồi. Đối tượng khách hàng với đủ độ tuổi, là dân du lịch, phóng viên báo chí quốc tế, các đoàn đại biểu ngoại giao...
Giảng tận dụng tối đa các khoảng không ngoài trời để kê bàn ghế cho khách thưởng thức đồ uống. Cách bài trí và không gian không phải điểm mạnh hút khách của quán cafe này.
Ông Nguyễn Trí Hòa, chủ quán Giảng cho biết, bên thềm hội nghị thượng đỉnh, suốt gần một tuần lễ qua, lượng khách đổ về quán tăng gấp nhiều lần. "Chỉ tính riêng đợt cafe tại trung tâm báo chí trong ngày đầu tiên đã khoảng 600 cốc cafe trứng, còn tại cửa hàng thì không thể thống kê nổi. Nhiều lúc, khách đến phải ra về vì quán không còn chỗ ngồi", ông Hòa nói.
Vị chủ quán không giấu được sự tự nào khi được phục vụ hội nghị đặc biệt và bày tỏ nguyện vọng được đón tiếp hai nhà lãnh đạo nổi tiếng, ông Donald Trump và chủ tịch Kim Jong Un tại cafe Giảng.
Chia sẻ thêm về tình hình kinh doanh của Giảng trong đợt diễn ra hội nghị thượng đỉnh, anh Khắc Sơn (quản lý của Giảng) ước lượng, có ngày Giảng phục vụ gần 1.000 cốc cafe. "Có thời điểm đúng là vỡ trận vì quán đông khách mà nhân lực lại chia lẻ sang địa điểm khác. Nhân viên ai cũng làm việc hết công suất. Mệt nhưng rất vui và tự hào", anh Sơn nói.
Một nam nhân viên của Giảng cho hay, từ khi nhận ca làm việc từ 2-3h chiều, anh làm việc không ngơi tay. "Ước tính chỉ trong ca làm việc kéo dài khoảng 4 tiếng, Giảng có thể bán tới 300 cốc cafe, trong đó cafe trứng chiếm đa số", anh này nói.
Bên trong khu pha chế, các nguyên liệu trứng, kem đang được chế biến, chờ thêm cafe nóng cho đủ vị.
Cafe sẽ được đun trực tiếp ngay trước khi pha. Cafe nóng giúp cho lớp kem và trứng nổi lên phía trên. Cốc cafe trứng nóng thường được đặt trong một cốc nước ấm để đảm bảo nhiệt độ. Bột cafe tại Giảng đều do chính ông Hòa, chủ quán chọn mua và rang xay cẩn thận. "Việc rang xay, nhiệt độ và cảm nhận của người rang cafe quyết định rất nhiều đến hương vị cafe. Những điều này cũng nên sự khác biệt của cafe mỗi quán", ông Hòa cho biết.
Ngoài món cà phê trứng truyền thống, ở Giảng còn có món cacao trứng, chế biến từ trứng đánh bông, bên trên tách trứng là một lớp bột cacao. Giá đồ uống tại đây dao động ở mức 25.000 đồng/cốc.
Với vị ngọt vừa phải, cafe trứng và cafe trứng cacao không quá kén đối tượng. Nhiều khách hàng trẻ tuổi cũng tìm đến Giảng để thưởng thức món đồ uống đậm đà này.
Trong dịp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, CNN đã lên list đặc sản nhất định phải thử tại Hà Nội, trong đó có cafe trứng.
Được biết cafe trứng ra đời từ những năm 1950 tại Hà Nội. Xuất phát từ việc khan hiếm sữa tươi ở thời điểm lúc đó, người chủ đầu tiên của quán Giảng đã dùng lòng đỏ trứng gà để thay thế và sau đó cafe trứng đã trở thành một loại đồ uống đặc trưng của Hà Nội.
Thoe Nhịp sống kinh tế