Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Nguyệt Ánh: 'Chồng tôi chăm con tốt hơn vú em'

Diễn viên Nguyệt Ánh cho biết chồng người Ấn Độ của cô - anh Kilaparthy Eswar Raochia - thích được ở nhà chăm con cho vợ. 

Nguyệt Ánh sinh năm 1984, nổi tiếng các phim phim: Dốc tìnhMiền đất phúc, Cổng mặt trời... Tháng 3/2017, cô  và không xuất hiện nhiều trong các sự kiện giải trí. Gần đây, cô tham gia cuộc thi và chia sẻ về việc làm mẹ.

- Cuộc sống của chị thay đổi ra sao khi có con đầu lòng?

- Nanda - con trai đầu lòng của tôi - được một tuổi rưỡi. Khi bé chào đời, công việc tôi bận rộn hơn nhiều. Tôi thay đổi hoàn toàn từ thói quen sinh hoạt đến quan điểm sống. Nói chung con trai chiếm hết trái tim và tâm trí của tôi và tôi thấy hạnh phúc vì điều này. Trước khi có con, tôi dành thời gian chăm sóc bản thân, đi du lịch, tập yoga cùng chồng. Bây giờ một ngày thức dậy tôi phải nghĩ hôm nay cho con ăn gì, chơi với con thế nào, tắm rửa, thay bỉm tã cũng hết cả ngày. Tôi cố gắng cân bằng cuộc sống và công việc không phải rơi vào trình trạng stress như nhiều người phụ nữ sau sinh. Làm được điều này, tôi rất cần sự trợ giúp đắc lực của bạn đời. Tôi may mắn khi ông xã đồng hành, chia sẻ với tôi mọi việc. 

Nguyệt Ánh bên chồng và con trai. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Nguyệt Ánh bên chồng và con trai. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

- Chồng phụ giúp chị chăm sóc bé ra sao?

- Chồng tôi trước giờ không có thói quen tụ tập, la cà với bạn bè. Anh thường đi làm và luôn trở về nhà ăn cơm. Giai đoạn đầu khi tôi mới sinh, ông xã dành toàn bộ thời gian bên vợ con. Nếu muốn gặp gỡ mọi người anh thường mời họ về nhà chơi. Anh ấy tạo mọi điều kiện giúp tinh thần của tôi được thoải mái nhất. Anh nghĩ tôi chỉ quanh quẩn trong sẽ buồn chán nên thường xuyên trò chuyện cùng tôi.

Những việc tôi làm được, anh ấy đều có thể hỗ trợ và thực hiện rất tốt như ru con ngủ, pha sữa, nấu ăn, tắm rửa cho Nanda. Thậm chí anh ấy còn làm cho tôi yên tâm hơn người vú chăm em bé. Chỉ có một điều là anh nấu món Việt chưa được ngon thôi (cười). 

- Chị thương chồng ở điều gì? 

- Có quá nhiều điều khiến tôi thương người bạn đời và không biết kể sao cho hết. Anh trầm tính, không thích nơi đông người. Ông xã sống gần gũi với thiên nhiên, yêu động vật và đi phượt. Giữa tôi và anh ấy không giấu nhau bất cứ một chuyện gì. Điều đặc biệt là cả hai có thể nói chuyện cùng nhau suốt cả ngày không chán. Chúng tôi chia sẻ mọi cung bậc cảm xúc: vui, buồn, giận, hờn, yêu, ghét... Tôi nghĩ tôi không cần phải làm gì đó cầu kỳ để giữ gìn hạnh phúc cả. 

- Vợ chồng chị gặp những xung đột văn hóa như thế nào?

- Chúng tôi khác biệt rất nhiều về ngôn ngữ, văn hóa, thói quen sinh hoạt, ẩm thực... Thời gian đầu, tôi cũng chuẩn bị tinh thần nhưng không khỏi bàng hoàng vì xung đột. Tôi không ưa món cà ri, giờ đã nấu được món cà ri Ấn Độ. Anh không thích ăn thịt bò và rau sống. Nhưng được tôi rèn luyện nên anh đã biết ăn tất cả món Việt kể cả mắm ruốc, nêm và tôm... Sự chia sẻ và thẳng thắn, trên hết là yêu thương nhau giúp chúng tôi vượt qua những mâu thuẫn, ngồi lại cùng tìm hướng giải quyết. Cuối cùng, cả hai thống nhất không có văn hóa Ấn Độ hay Việt Nam giữa cả hai mà chỉ có văn hóa riêng của gia đình.

Con trai Nguyệt Ánh - bé Nanda - gần hai tuổi. Ảnh: Nhân vật cung cấp. 

Con trai Nguyệt Ánh - bé Nanda - hơn một tuổi. Ảnh: Nhân vật cung cấp. 

- Ai là người gánh vác kinh tế gia đình?

- Cả hai cùng chăm chút cuộc sống. Khi lập gia đình, tôi ít đi đóng phim, ở nhà bán hàng qua mạng vì thích và muốn được trải nghiệm. Tôi bán trái cây có thể vừa kiếm thêm thu nhập vừa chia sẻ những món ngon, sạch, an toàn đến mọi người. Tôi chưa bao giờ có suy nghĩ đàn ông phải gánh vác hay phải là trụ cột gia đình. Vợ chồng phải cùng nhau sẻ chia tài chính mới có sự vững chắc. Ngày xưa ông bà ta thường nói "của chồng công vợ" và đổi vế ngược lại đều đúng. 

Vì sao sau thời gian vắng bóng, chị trở lại showbiz bằng cuộc thi ca hát "Tình Bolero"?

- Tôi đi thi như là một món quà kính tặng và tri ân đến thầy tổng phụ trách đội trường Gò Vấp 2 (TP HCM - người đã qua đời. Thầy ấy như người cha thứ hai mà tôi chưa kịp một lần gửi lời tri ân. Ngày xưa, thầy rất muốn hướng tôi theo con đường ca hát. Còn tôi coi việc ca hát chỉ là để thư giãn, giải tỏa cảm xúc. Ngoài ra, tôi cũng đã nhận lời đóng phim lại với các phim truyền hình: Muôn kiểu làm dâu, Má tôi là đại gia...

- Chồng ủng hộ chị quay lại hoạt động ở showbiz ra sao?

- Anh ấy ủng hộ tôi trên mọi phương diện. Chồng bảo tôi muốn làm gì cũng được miễn sao thấy hạnh phúc và tự tin với những điều đã chọn. Bất cứ việc gì, ông xã đều có thể chia sẻ để tôi an tâm, kể cả làm việc nhà và chăm con. Anh cũng rất thích được đưa đón vợ đi quay, bất chấp xa thế nào. Dù vậy, ưu tiên hàng đầu của tôi vẫn là bé Nanda. Ngoài phim ảnh, tôi thích trồng trọt, cải tạo môi trường. Tôi đang trong quá trình cố gắng học hỏi nhiều thứ để làm việc tốt hơn.

Trích đoạn phim 'Dốc tình'

Nguyệt Ánh trong phim "Cổng mặt trời". Video: Youtube.

Tâm Giao

Let's block ads! (Why?)

Công bố dịch Covid-19 toàn quốc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc và nêu 10 nhóm biện pháp phòng chống, trưa 1/4.

Theo quyết định, thời gian xảy ra dịch là 23/1, khi xác định người đầu tiên mắc nCoV. Đây là bệnh truyền nhiễm nhóm A và nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Việt Nam thực hiện 10 nhóm biện pháp ứng phó theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, như lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh; cách ly y tế; kiểm soát ra vào vùng có dịch; huy động nguồn lực và hợp tác quốc tế chống dịch...

Các nhân viên y tế trạm xét nghiệm nhanh Covid-19 họp bàn phương án lấy mẫu bệnh phẩm người dân sáng 31/3. Ảnh: Giang Huy

Các nhân viên y tế trạm xét nghiệm nhanh Covid-19 họp bàn phương án lấy mẫu bệnh phẩm người dân sáng 31/3. Ảnh: Giang Huy
 

Trước đó ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã , tuy nhiên lúc này cả nước chỉ có 6 người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa. Lần này Thủ tướng đồng ý công bố dịch trên toàn quốc.

Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe người dân.

Luật này quy định cấp độ cao hơn là ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch. Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Hiện Việt Nam ghi nhận 212 bệnh nhân Covid-19, trong đó 60 người đã khỏi bao gồm 2 người ở Ninh Thuận ra viện sáng 1/4.  

Let's block ads! (Why?)

Đà Nẵng dừng hoạt động cửa hàng ăn uống bán qua mạng

Chính quyền thành phố lo ngại việc xếp hàng mua đồ ăn, thức uống mang về sẽ dẫn đến tập trung đông người, shipper có thể là nguồn lây.

Ngày 31/3, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu trong thời gian 15 ngày, kể từ 0h ngày 1/4, tất cả các cửa hàng kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu tạm dừng hoạt động; các cửa hàng ăn uống bán qua mạng hoặc bán mang đi, chỉ được phép hoạt động đến 0h ngày 2/4.   

Ông Nguyễn Hà Bắc - Giám đốc Sở Công Thương TP Đà Nẵng, cho biết quy định trên nhằm tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

"Tình trạng xếp hàng dài mua đồ ăn, thức uống, nhất là trà sữa và cà phê tại một địa điểm không đảm bảo khoảng cách an toàn, quá ồn ào và nhiều người không đeo khẩu trang. Trong khi thức uống không phải là mặt hàng thiết yếu, có thể đi siêu thị mua về nhà tự pha", ông Bắc nói.

Một quán chè ở Đà Nẵng để biển bán mang về từ ngày 28/3. Ảnh: Nguyễn Đông.

Một quán chè ở Đà Nẵng để biển bán mang về từ ngày 28/3. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Bắc cũng nhận định,  có thể là nguồn lây trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, bởi hàng ngày họ nhận và đi giao quá nhiều đơn hàng, tiếp xúc với rất nhiều người. 

Không khẳng định sẽ dừng hoạt động của shipper, tuy nhiên ông Bắc nói dừng hoạt động các cửa hàng ăn uống đồng nghĩa với không còn hoạt động giao đồ ăn, thức uống; còn giao hàng từ các siêu thị, chợ... vẫn diễn ra bình thường.

"Trong cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thành phố chiều 31/3, nhiều ý kiến cho rằng nếu không có shipper ăn uống thì người dân sẽ ra đường đi chợ nhiều hơn. Nhưng chúng tôi khuyến khích người dân chỉ đi ra chợ mua thực phẩm và về nhà chế biến, có thể đi chợ một ngày mua đồ cho vài ba ngày", ông Bắc nói thêm.

Một quán cà phê thông báo bán mang về kèm số điện thoại đặt hàng. Ảnh: Nguyễn Đông.

Một quán cà phê thông báo bán mang về kèm số điện thoại đặt hàng. Ảnh: Nguyễn Đông.

Trước đó ngày 27/3, UBND TP Đà Nẵng có văn bản cho phép và khuyến khích các nhà hàng, quán cà phê, giải khát nếu có nhu cầu hoạt động thì bán hàng qua mạng, bán hàng mang đi, tuyệt đối không phục vụ tại chỗ. 

Đến nay Đà Nẵng đã ghi nhận 6 ca mắc Covid-19, trong đó 3 người được chữa khỏi và xuất viện.

Trong 15 ngày cách ly, Đà Nẵng cho phép mở cửa dịch vụ khám chữa bệnh; ngân hàng; bưu chính viễn thông; cấp điện, nước; hoạt động của các nhà máy, cơ sở sản xuất.

Các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hoá... vẫn mở cửa và chỉ được bán lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm. Do đó, ngành công thương khuyến cáo người dân không nên tích trữ lương thực, thực phẩm.

Let's block ads! (Why?)

Ảnh hậu 53 tuổi Hàn Quốc đóng cảnh 19+

Kim Hee Ae, nghệ sĩ 53 tuổi nổi danh Hàn Quốc, diễn cảnh giường chiếu với tài tử kém 9 tuổi trong "Thế giới hôn nhân".

Trong phim chiếu từ cuối tháng 3 trên đài JTBC, Hee Ae vào vai Sun Woo - bác sĩ cảm thấy cuộc đời hoàn hảo khi công việc trôi chảy, chồng và các con yêu thương mình. Tập một phim có cảnh ân ái giữa vợ chồng Sun Woo - Lee Tae Oh (Park Hae Joon đóng). Trên các diễn đàn, nhiều khán giả nhận xét Kim Hee Ae nóng bỏng khi diễn cảnh yêu đương, gương mặt và vóc dáng trẻ trung so với tuổi ngũ tuần.

Kim Hee Ae trong "Thế giới hôn nhân"

Kim Hee Ae trong "Thế giới hôn nhân". Video: JTBC.

Phim khai thác chuyện ngoại tình. Quan hệ giữa Sun Woo và Tae Oh từ ngọt ngào trở nên căng thẳng khi người vợ phát hiện sợi tóc vàng trên chiếc khăn của chồng, lần ra danh tính cô gái xen vào hôn nhân giữa họ. Tác phẩm được dán nhãn 19+ ở sáu tập đầu vì các cảnh sex, tình tiết bạo lực.

Thế giới hôn nhân đạt tỷ lệ người xem 6,2% ở tập đầu và tăng lên 9,9% ở tập hai, vượt trội so với rating hai tập đầu của phim chiếu trước đó trên JTBC - Tầng lớp Itaewon (4,9 và 5,3%). Trang On nhận xét phim tiết tấu nhanh, gây hồi hộp ở các phân đoạn người vợ điều tra quan hệ lén lút của chồng, tiếp cận "kẻ thứ ba". Nhiều khán giả khen Kim Hee Ae diễn đạt chân thực nỗi đau khổ khi bị phản bội. 

Hee Ae vào vai người vợ bị phản bội. Ảnh: JTBC.

Hee Ae vào vai người vợ bị phản bội. Ảnh: JTBC.

Tác phẩm cải biên từ series Doctor Foster của đài BBC chiếu năm 2015. Đạo diễn phim là Mo Wan Il - người chỉ đạo Misty - phim 19+ gây sốt Hàn Quốc năm 2018.

Kim Hee Ae là tên tuổi gạo cội màn ảnh Hàn, nổi tiếng với Sons and Daughters,  Perfect Love, Người tình của chồng tôi, Người vợ đáng thương, Secret Affair... Cô nhiều lần đoạt giải Diễn viên xuất sắc tại Baeksang Arts Awards - giải thưởng uy tín của Hàn Quốc ở cả hai mảng điện ảnh, truyền hình.

Như Anh (theo JTBC, On)

Let's block ads! (Why?)

Quảng Nam sẽ cách ly người về từ Hà Nội, TP HCM

Lãnh đạo Quảng Nam khuyên người dân đang ở Hà Nội, TP HCM "cố gắng ở yên tại chỗ, không về quê lúc này, nếu về sẽ bị cách ly có thu phí".

Sáng 1/4, ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cho biết công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn đã "được đặt ở mức cao hơn, phức tạp hơn, với tinh thần khẩn trương, quyết liệt".

Thực hiện về "cách ly toàn xã hội", ông Cường khuyên những người quê Quảng Nam hiện đang ở các địa phương có dịch (nơi có người nhiễm nCoV) như Hà Nội, TP HCM... không về quê lúc này. 

Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành

Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành

"Từ 1/4 đến 15/4, trừ trường hợp đến Quảng Nam theo yêu cầu công vụ, những người khác từ nơi có dịch đến địa phương sẽ được đưa đi cách ly tập trung. Họ phải trả tiền ăn trong 14 ngày, còn tiền ở được miễn phí", ông Cường nói và giải thích đây là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

Theo ông, vừa qua một số người từ nơi có dịch đã đi về Quảng Nam, đơn cử 7 trường hợp khám chữa bệnh ở bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tình hình này khiến dịch bệnh nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Do vậy, cùng với khuyến cáo nêu trên, Quảng Nam đã chuẩn bị cơ sở cách ly với 1.000 phòng để sẵn sàng ứng phó khi phát hiện người từ nơi có dịch đến địa phương này.

Quảng Nam yêu cầu các tổ dân phố rà soát, nếu phát hiện người từ nơi khác đến thì xác minh, phân loại và ai trong diện cách ly phải đưa đi cách ly ngay theo quy định.

"Với tư cách lãnh đạo Quảng Nam, tôi kêu gọi tất cả con em, học sinh, sinh viên ở các tỉnh, thành có dịch không về quê lúc này. Ở yên tại chỗ, trừ trường hợp cần thiết mới ra đường", ông Cường nói.

Một chốt kiểm tra người đi vào tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành.

Chốt kiểm tra người đi vào tỉnh Quảng Nam tối 31/3. Ảnh: Đắc Thành.

Hiện Quảng Nam đã lập 8 chốt ở các cửa ngõ ra vào địa bàn để kiểm soát, phòng chống Covid-19. Các chốt này có nhiệm vụ kiểm soát y tế đối với người, phương tiện vào địa bàn tỉnh; xác định trường hợp nghi nhiễm nCoV và tổ chức kiểm tra y tế.

Sáng 31/3, Thủ tướng ban hành chỉ thị yêu cầu cách ly trên toàn quốc, áp dụng từ 0h ngày 1/4 và kéo dài trong 15 ngày. Cách ly toàn xã hội được thực hiện theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".

Let's block ads! (Why?)

Giáo viên hát, nhắn học trò không ra khỏi nhà

083.888.0123 - 082.233.3555

Chia sẻ bài viết qua email

Tải ứng dụng
QRCode
  • Đường dây nóng
  • Liên hệ tòa soạn
  • 083.888.0123 - 082.233.3555

Let's block ads! (Why?)

Ảnh thời sự tháng 3

083.888.0123 - 082.233.3555

Chia sẻ bài viết qua email

Tải ứng dụng
QRCode
  • Đường dây nóng
  • Liên hệ tòa soạn
  • 083.888.0123 - 082.233.3555

Let's block ads! (Why?)

CLB Đà Nẵng: 'V-League 2020 nên bỏ xuống hạng'

Chủ tịch CLB Đà Nẵng Bùi Xuân Hoà cho rằng V-League 2020 cần thay đổi thể thức, chuyển sang đá một lượt và không có xuống hạng để thích ứng với Covid-19.

- Covid-19 khiến V-League bị . Theo ông, giải cần điều chỉnh gì để thích ứng?

Với diễn biến Covid-19 phức tạp như hiện tại, chúng ta đều thấy còn lâu nữa V-League mới có thể diễn ra. Như vậy, thể thức cũ - đấu lượt đi - lượt về trên sân nhà và sân khách chắc chắn không còn đủ thời gian để thực hiện. Trong buổi họp với VFF, VPF và các CLB hôm 31/3, tôi đề xuất chỉ đá một lượt và bỏ chuyện xuống hạng. Đây là cách tốt nhất.

- Vì sao lại bỏ xuống hạng?

Nhiều người nói tôi đưa ra phương án này là vì Đà Nẵng đang đứng cuối bảng, sợ xuống hạng. Nói như vậy buồn cười quá, giải mới qua được có hai vòng. Đà Nẵng cũng đâu có tệ thế, họ quên chúng tôi thể hiện thế nào trong những năm qua. Chúng tôi không sợ xuống hạng. Tôi đưa ra đề xuất như vậy vì cái chung cho bóng đá Việt Nam. Lúc này, các CLB cần đưa ra ý kiến thay vì ngồi im.

Tôi cho rằng bỏ chuyện xuống hạng mang lại hai cái lợi lớn. Thứ nhất, đá trong thời gian ngắn, cường độ cao nếu cộng thêm áp lực đua tranh xuống hạng sẽ khiến rất nhiều cầu thủ dễ dính chấn thương. Hiện tại, rất nhiều tuyển thủ đang trong giai đoạn điều trị chấn thương. Nếu thêm người người bị, sẽ khó cho HLV Park Hang-seo khi tập trung đội tuyển. Thứ hai, giải quyết vấn đề tài chính cho các CLB. Khi không áp lực xuống hạng, các đội sẽ không phải tính ngoại binh, giảm được rất nhiều vấn đề tài chính.

Chúng ta phải hiểu lên xuống hạng để làm gì? Để tăng tính cạnh tranh, chất lượng giải lên để lôi kéo khán giả, tăng tài trợ. Nhưng giờ đá không khán giả, chuẩn bị kém, doanh nghiệp khó khăn không vào tài trợ thêm, vậy lên xuống hạng không còn nhiều ý nghĩa.

Ngoài Đà Nẵng, Sài Gòn, Nam Định, Hà Tĩnh cũng đề xuất V-League 2020 không có đội xuống hạng. Ảnh: VPF

Ngoài Đà Nẵng, Sài Gòn, Nam Định, Hà Tĩnh cũng đề xuất V-League 2020 không có đội xuống hạng. Ảnh: VPF

- Nếu không có xuống hạng, Ban tổ chức sẽ xử lý sao về vé lên hạng cho các đội ở giải Hạng nhất Quốc gia?

Theo tôi, năm nay các giải dưới như hạng Nhất cũng nên giảm thời gian thi đấu. Các giải không thực sự quan trọng như hạng Nhì, hạng Ba... thì nên bỏ.

Về chuyện vé lên hạng, tôi cho rằng vẫn để xuất cho các đội hạng Nhất lên. Mùa sau chúng ta sẽ đá V-League nhiều đội hơn, 16 thay vì 14 như hiện tại chẳng hạn.

- Không thể đá đủ, không vé xuống hạng, không khán giả... Vậy tại sao các đội không huỷ luôn V-League 2020, chờ năm sau thi đấu?

Bỏ thì rất khó. Thứ nhất, năm nay vòng loại World Cup 2022 và AFF Cup vẫn diễn ra. Nếu V-League không đá, cầu thủ không duy trì được phong độ để chơi tốt ở tuyển. Không có giải vô địch quốc gia, HLV Park Hang-seo lấy đâu cơ sở để chọn người. Thứ hai, khi huỷ giải, các cầu thủ sẽ không có tiền, bị ảnh hưởng đời sống rất lớn. Các CLB cũng gặp khó khăn về tài chính, không quyết toán được, không trả được quyền lợi cho các nhà tài trợ.

Chúng ta vẫn nên chuẩn bị các phương án để thi đấu. Tất nhiên, chỉ khi Covid-19 ổn, các đội mới đá trở lại.

Lâm Thoả

Let's block ads! (Why?)

Ca sĩ hát kêu gọi ở nhà tránh dịch

Duyên Quỳnh, Võ Hạ Trâm, Triệu Lộc, Xuân Nghi... hát "Stay at home" cổ vũ mọi người ở yên tại nhà, chung tay chặn Covid-19.

17 ca sĩ hát kêu gọi ở nhà tránh Covid-19

MV "Stay at home" (Duyên Quỳnh). Video: Youtube.

Ca khúc do Duyên Quỳnh sáng tác, lấy cảm hứng từ cuộc chiến chống dịch đầy thử thách của mọi người, trong đó có đội ngũ y bác sĩ, cùng các hashtag trên mạng xã hội với nội dung: "Ở nhà là thương nhau", "stay at home". Bài hát hoàn thành trong 30 phút, được nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Anh hòa âm, phối khí.

MV hoàn thành trong năm ngày với sự tham gia của các nghệ sĩ gồm: MC Minh Đức, ca sĩ Đông Quân, Võ Hạ Trâm, Triệu Lộc, Vũ Phương, Minh Sang, Trương Diễm, Đăng Quân, Đức Hiếu, Xuân Nghi, Ngọc Trâm, giọng ca nhí Minh Ngọc, Như Ngọc, rapper Đinh Tuấn Anh, giảng viên thanh nhạc - Đào Mác, đạo diễn Lê Việt. 

Từ trái sang phải: giọng ca nhí Minh Ngọc, ca sĩ Triệu Lộc, giọng ca nhí Như Ngọc. Ảnh: Duyên Quỳnh.

Từ trái sang phải: giọng ca nhí Minh Ngọc, ca sĩ Triệu Lộc, giọng ca nhí Như Ngọc. Ảnh: Duyên Quỳnh. 

Video nhạc do Hoàng Phi Trần dựng và làm hậu kỳ. Stay at home được các nghệ sĩ thực hiện tại nhà với thiết bị hỗ trợ duy nhất là điện thoại. Theo Duyên Quỳnh, điều này thử thách êkíp. "Có ca sĩ không biết phải thu âm thế nào cho đạt chuẩn nhất, thậm chí không biết cách gửi file thế nào cho khỏi bị nén. Vì mọi người đồng lòng cùng chống dịch nên MV hoàn thành nhanh chóng", cô nói. 

 hiện ghi nhận hơn 850.000 ca nhiễm nCoV, với trên 42.000 người tử vong. Hiện Việt Nam ghi nhận , trong đó 60 người đã khỏi.

Từ 0h ngày 1/4, cả nước bắt đầu 15 ngày "" để phòng chống dịch. Dân chúng được yêu cầu ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu và các trường hợp khẩn cấp khác. Mọi người giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp, không tập trung quá hai người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Tâm Giao

Let's block ads! (Why?)

Ảnh nổi bật tháng 3

083.888.0123 - 082.233.3555

Chia sẻ bài viết qua email

Tải ứng dụng
QRCode
  • Đường dây nóng
  • Liên hệ tòa soạn
  • 083.888.0123 - 082.233.3555

Let's block ads! (Why?)