Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Giáng My đi giày cao 15 cm

Người đẹp sinh năm 1971 dùng giày platform khi đi sự kiện hay chụp hình để tôn chiều cao. Trong bộ cánh gồm jacket vàng và chân váy xếp ly, cô đi giày màu nude trung tính để cân bằng màu sắc cho tổng thể, tạo sự nhẹ nhàng ở phần dưới.

Let's block ads! (Why?)

K-pop khuấy động làng nhạc thế giới tháng 6

Hai nhóm nhạc trẻ BTS và Black Pink đồng loạt trở lại, xô đổ các kỷ lục về lượt nghe trực tuyến.

How You Like That - Blackpink

MV How you like that

Blackpink trở lại sau hơn một năm vắng bóng với MV , phát hành ngày 26/6. How You Like That vượt qua On của BTS trở thành MV có lượt xem công chiếu trực tiếp cao nhất thế giới (1,6 triệu). Ca khúc thuộc thể loại Hiphop với giai điệu sôi động, mang đặc trưng phong cách của nhóm. Bốn cô gái xuất hiện trong những trang phục được đầu tư cầu kỳ của các thương hiệu nổi tiếng, thể hiện vũ đạo mạnh mẽ. Nhạc phẩm truyền tải năng lượng tích cực, động viên người nghe vực dậy bản thân, vượt qua khó khăn. Đĩa đơn đánh dấu sự trở lại của nhóm sau Kill This Love, phát hành tháng 4/2019. Sau một ngày ra mắt, How You Like That đứng đầu bảng xếp hạng trên Itunes hơn 60 quốc gia, tự phá vỡ kỷ lục của chính nhóm nhạc tháng trước khi góp giọng trong Sour Candy cùng Lady Gaga.

Stay Gold - BTS

Ca khúc 'Stay Gold' - BTS

Ngày 19/6, BTS phát hành bản audio đĩa đơn Stay Gold, mở đường cho album tiếng Nhật Map of the Soul: 7 - The Journey. BTS áp dụng hình thức công chiếu MV trực tiếp trên nền tảng Youtube ngày 26/6. Hai khung cảnh đối lập xuất hiện đan xen trong MV - các thành viên bị mắc kẹt ở những nơi tăm tối một mình và hạnh phúc bên bạn bè giữa thung lũng hoa đầy màu sắc. Lời ca Stay Gold hát về tình bạn của những người trẻ tuổi, họ luôn đồng hành qua mọi khó khăn. Hiện MV thu hút hơn 46 triệu lượt xem trên Youtube.

First Man - Camila Cabello

Camila Cabello - First Man

Nhân Ngày của Cha (21/6), Camila phát hành video ca khúc . Trong MV, Camila Cabello ngồi cạnh cha và xem lại những thước phim của cả hai trong quá khứ. Lời ca là tâm sự của con gái với đấng sinh thành trước ngày lấy chồng. First Man là bài hát cuối trong album thứ hai Romance của Camila Cabello, thành hit sau khi được cô biểu diễn tại lễ trao giải Grammy hồi đầu năm. Theo Vogue, First Man là bài hát mang nhiều tâm tư của ca sĩ nhất trong album. Khi sáng tác, cô vừa khóc vừa tưởng tượng khuôn mặt cha mình.

The Bigger Picture - Lil Baby

MV "The Bigger Picture" - Lil Baby

Rapper Lil Baby phát hành MV The Bigger Picture ngày 12/6, ghi lại những hình ảnh chân thực của các cuộc biểu tình ở Mỹ sau cái chết của George Floyd. Ca khúc kêu gọi phá bỏ những định kiến về người da đen sống trên đất nước này. Trong MV, rapper cùng một nhóm thanh niên mặc chiếc áo phông đen có dòng chữ Black Lives Matter biểu tình ôn hòa xen kẽ hình ảnh bạo loạn của nước Mỹ gần đây. The Bigger Picture nhanh chóng lưu danh ở vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong tuần ra mắt. Album My Turn của Lil Baby phát hành từ hồi tháng 3 cũng quay lại dẫn đầu Billboard 200.

Black Parade - Beyonce

Black Parade - Beyonce

Nữ ca sĩ Beyonce phát hành bản audio của Black Parade trong ngày lễ Juneteenth - kỷ niệm ngày giải phóng của những nô lệ trên nước Mỹ. Giọng ca Single Ladies truyền cảm hứng với những lời kêu gọi, cổ động tích cực cho phong trào đấu tranh của người da màu. Trên Instagram cá nhân, cô viết: "Mừng lễ Giải phóng. Tôi hy vọng chúng ta tiếp tục chia sẻ niềm vui và chúc mừng nhau, ngay cả khi đang chiến đấu. Xin hãy ghi nhớ vẻ đẹp, sức mạnh và quyền lực của chúng ta". Trên nền tảng Youtube, ở phần mô tả của Black Parade, Beyonce đính kèm một đường link dẫn đến trang web của cô, kêu gọi gây quỹ, ủng hộ các doanh nghiệp có chủ sở hữu là người da màu trong thời gian khó khăn.

Thu Thảo (video: Youtube)

Let's block ads! (Why?)

Thi chọn thiết kế cho nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm

TP HCM10 đơn vị tư vấn thiết kế nước ngoài đủ năng lực, uy tín sẽ được mời tham gia thi chọn thiết kế kiến trúc nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm.

Theo tờ trình vừa được Sở Quy hoạch - Kiến trúc gửi UBND TP HCM, việc thi tuyển phương án kiến trúc Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch (quận 2) sẽ được tổ chức từ tháng 7-11, với hình thức thi tuyển quốc tế theo quy định Thông tư 13 của Bộ Xây dựng với kinh phí gần 3,8 tỷ đồng.

Đơn vị dự thi đạt giải nhất sẽ nhận phần thưởng 1,2 tỷ đồng; giải nhì 700 triệu đồng; giải 3 là 300 triệu đồng và giải khuyến khích 100 triệu đồng.

Động thái này là bước khởi động cho dự án được thành phố ấp ủ suốt 20 năm qua. Theo kế hoạch, công trình sẽ được thi thiết kế và hoàn thành thủ tục khởi công năm 2019 - 2020; khởi công và hoàn thiện năm 2021-2022.

Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch sẽ được xây tại Khu chức năng số 1 của Khu đô thị Thủ Thiêm, cách trung tâm thành phố khoảng 300 m. Ảnh: Google maps

Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch sẽ được xây tại Khu chức năng số 1 của Khu đô thị Thủ Thiêm, cách trung tâm thành phố khoảng 300 m. Ảnh: Google maps.

Chính quyền thành phố yêu cầu cuộc thi phải công bằng, minh bạch đúng quy chế thi tuyển. Hội đồng thi tuyển có đại diện Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Kiến trúc sư TP HCM, ĐH Kiến trúc, Ban Đô thị HĐND thành phố, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa - Thể thao, UBND quận 2, Nhà hát nhạc giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch...

Sau khi tổ chức thi, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp (Sở Văn hoá - Thể thao) sẽ trình kết quả để UBND thành phố xem xét phê duyệt.

Trước đó, cuối tháng 4, UBND thành phố đã duyệt nhiệm vụ tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình này. Thành phố yêu cầu phương án thiết kế được chọn phải mang tính biểu tượng, đặc trưng riêng của TP HCM, đồng thời hấp dẫn, thu hút khách du lịch.

Nhà hát cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tổ chức được các chương trình, sự kiện âm nhạc đẳng cấp quốc tế. Quy mô chương trình vừa chuyên sâu (nhạc hàn lâm, nhạc kịch, vũ kịch và các loại hình nghệ thuật khác của Việt Nam), vừa đa dụng (có thêm khu vực để có thể tổ chức đào tạo, triển lãm chuyên ngành, các buổi hội nghị và hội thảo).

Dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch có vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, nằm ở khu chức năng số 1 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) được HĐND thành phố hồi tháng 10/2018. Nhà hát có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ.

Vị trí nhà hát được xây tại góc cầu Thủ Thiêm 2 (hướng từ quận 1 qua Thủ Thiêm), kết nối với phố đi bộ Nguyễn Huệ bằng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn. Ngoài nhà hát, nơi đây còn có các công trình quan trọng như: Quảng trường trung tâm; Trung tâm hội nghị triển lãm; Trung tâm triển lãm quy hoạch, Bảo tàng...

Theo UBND TP HCM, việc xây dựng Nhà hát giao hưởng đạt tiêu chuẩn quốc tế là thật sự . Đây sẽ là công trình văn hóa mang tính biểu tượng, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật của TP HCM.

Hữu Công

Let's block ads! (Why?)

Hai người chết do ngạt khí dưới hang sâu

Cao BằngDẫn nước từ hang Sa Đeng sâu 36 m lên bờ ruộng lúa, bảy người ở xã Đoài Thương, huyện Trùng Khánh, bị ngạt khí, trong đó hai người chết.

Sáng 1/7, bà Nông Thị Huyên, Phó chủ tịch xã Đoài Dương, cho biết khoảng 8h ngày 30/6, ông Hứa Văn Háy, 44 tuổi, ở xã Đoài Dương dùng máy tuốt lúa để bơm nước từ hang Sa Đeng (cửa hang rộng 2 m) lên bờ ruộng.

Đến 12h, thấy ông Háy xuống hang kiểm tra máy hơn 20 phút chưa lên, bà Nông Thị Thiên (vợ ông Háy) xuống tìm, sau 5 phút cũng không trở lại. Đang ở trên miệng hang, ông Hứa Văn Phùi xuống tìm, thấy bà Thiên có dấu hiệu khó thở.

Ông Phùi dìu bà Thiên lên đến cửa hang thì cả hai cùng ngất, được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Trùng Khánh. Sau đó, bốn người cùng xóm gồm Hứa Văn Thượng, Nông Văn Cán, Nông Văn Bình và Nông Văn Dụ cùng xuống hang cứu ông Háy.

Tuy nhiên, đi chừng được 30 m thì anh Cán và Bình thấy khó thở nên quay lại. Hai người còn lại tiếp tục xuống đến vị trí của ông Háy thì một người ngất tại chỗ, một người quay ra đến cửa hang thì đổ gục.

Đến 16h30 cùng ngày, lực lượng cứu hộ xã Đoài Dương tới hiện trường, do không đủ dụng cụ nên không thể xuống hang. Đến 20h, sau khi dùng bình dưỡng khí, họ xuống đến đáy hang, đưa thi thể anh Hứa Văn Háy và Nông Văn Dụ lên.

Theo Phó chủ tịch xã Đoài Dương, thời điểm xảy ra sự việc, trong hang nồng nặc mùi khí thải máy bơm, người gặp nạn đều do ngạt khí độc. Từ xưa đến nay, người dân trong xã vẫn lấy nước từ hang Sa Đeng để gieo cấy lúa bậc thang, nhưng chưa bao giờ gặp tai nạn như vậy.

Gia Chính

Let's block ads! (Why?)

Thành phố phía Đông cần những điều kiện gì?

TP HCMTheo các chuyên gia, Thành phố phía Đông cần được áp dụng chính sách đặc thù để phát triển hiệu quả như mô hình Phố Đông (Thượng Hải) hay Gangnam (Seoul).

TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn - chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch - lý giải việc Trung ương nên cho TP HCM thí điểm cơ chế đặc thù ở bởi nguồn vốn để đầu tư hạ tầng thành phố mới này rất lớn. Do đó phải có cơ chế thoáng với những giải pháp phù hợp để thu hút dòng vốn trong và ngoài nước. Nếu chỉ trông vào nguồn ngân sách, TP HCM mất nhiều thời gian mới có thể triển khai đề án.

Ngoài việc Thành phố phía Đông cần có một quy hoạch tổng thể, TP HCM phải lên lộ trình cụ thể như: thời gian xây dựng, nhu cầu vốn mỗi năm, hiệu quả kinh tế xã hội, đóng góp ngân sách cho thành phố... "Không phải cứ nhập 3 quận sẽ mang lại hiệu quả mà còn nhiều việc phải làm để thành phố mới đóng góp trở lại cho TP HCM", ông Sơn nói.

Năm ngoái, theo ông Sơn, khi tổ chức cuộc thi thiết kế Khu đô thị sáng tạo ở phía Đông, thành phố chỉ mới đặt vấn đề phát triển khu đô thị chứ chưa đề cập lập thành phố. Đề bài lúc đó đưa ra chỉ tập trung vào một số khu đất có thể phát triển dự án. Dựa vào đây các đơn vị tư vấn đã đề xuất trong 212 km2 chứ chưa bao trùm hết diện tích 3 quận.

Do đó với đề án Thành phố phía Đông, việc quy hoạch phải nâng lên tầm cao mới so với kết quả đạt được trong cuộc thi năm ngoái hàng chục lần. Vì lúc này không phải nghiên cứu cho một khu đô thị nữa mà cho cả một Thành phố rộng 212 km2 với hơn một triệu dân. Sáu khu đô thị ở phía Đông sẽ là động lực chỉnh trang các khu đô thị hiện hữu.

"Việc xây dựng Thành phố phía Đông sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa (GDP) thành phố tăng rất nhiều. Nhưng để thực hiện được cần có cách tiếp cận mới và những giải pháp phù hợp cho đề án tham vọng thế này", ông Sơn nói.

Quận 2 với trung tâm là Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là một phần của Thành phố phía Đông theo kế hoạch của TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.

Quận 2 với trung tâm là Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là một phần của Thành phố phía Đông theo kế hoạch của TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.

Đồng quan điểm, TS Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường chính sách công và quản lý (Đại học Fulbright Việt Nam) cho rằng, đề xuất xây dựng Thành phố phía Đông mang tầm chiến lược quốc gia. Nếu đề án triển khai thành công góp phần giải quyết hai vấn đề có tính chiến lược của Việt Nam: tạo làn sóng tăng trưởng mới dựa vào đổi mới sáng tạo và tăng cường khả năng an ninh quốc phòng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực.

"Đây là thời điểm phù hợp triển khai đề án vì xu hướng dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu khỏi Trung Quốc do tác động của Covid-19 sẽ làm cho tiến trình này xảy ra nhanh hơn và TP HCM - trung tâm kinh tế lớn nhất nước với truyền thống đi đầu về sự đột phá đang mong muốn lấy lại vị thế của mình", ông Du nói.

Từ kinh nghiệm triển khai những mô hình tương tự trên thế giới, nhất là Gangnam (phía Nam sông Hàn) ở Seoul, Hàn Quốc và Trung Quốc, ông Du cho rằng Thành phố phía Đông cần được xem là dự án trọng điểm quốc gia với các cơ chế đặc biệt liên quan đến việc mở cửa ra bên ngoài, lựa chọn các đối tác chiến lược và trao quyền tự chủ cần thiết để TP HCM phát huy được khả năng, tiềm lực vốn có.

"Đây là sáng kiến tầm vóc và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của quốc gia nên Trung ương cần giao cho TP HCM để có thể triển khai thành công", ông Du nói và cho rằng lúc này TP HCM cần có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ thông tin để chứng minh đề án hiệu quả.

Về tổ chức bộ máy hành chính cho Thành phố phía Đông trong tương lai, theo TS Ngô Viết Nam Sơn, thay vì sáp nhập 3 quận thành một thành phố thì TP HCM nên giữ lại 3 quận và 3 quận này sẽ thuộc Thành phố phía Đông. Phương án này phù hợp với mô hình đô thị thông minh mà thành phố đang thực hiện với cách quản lý hành chính hiện đại.

"Thành phố phía Đông nhỏ hơn cấp tỉnh, thành nhưng phải lớn hơn cấp quận chứ không thể xem nó ngang hàng với các quận khác. Đề án xây dựng Thành phố phía Đông của TP HCM rất giống với Phố Đông của Thượng Hải", ông Sơn nói và cho rằng Phố Đông là mô hình TP HCM có thể tham khảo.

Theo đó, khi phát triển Phố Đông, Thượng Hải chọn cơ chế hành chính mới gọi là Phó tỉnh - thấp hơn tỉnh nhưng cao hơn quận vì trong Phó tỉnh vẫn có nhiều quận. Phó tỉnh chịu sự quản lý của tỉnh (Phố Đông chịu sự quản lý của TP Thượng Hải) và Thành phố phía Đông chịu sự quản lý của TP HCM. Với phương án này, trong Thành phố phía Đông vẫn có 3 quận.

Đại học Quốc gia TP HCM sẽ là trung tâm giáo dục - đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng cao của Thành phố phía Đông theo kế hoạch của TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.

Đại học Quốc gia TP HCM sẽ là trung tâm giáo dục - đào tạo nhân lực chất lượng cao của Thành phố phía Đông theo kế hoạch. Ảnh: Hữu Khoa.

Ngoài ra, người đứng đầu chính quyền Thành phố phía Đông phải ngang cấp với Phó chủ tịch UBND thành phố, giống như Thị trưởng Phố Đông ngang cấp với Phó chủ tịch Thượng Hải. Điều này rất cần thiết vì với một thành phố mới có quy mô lớn, hiện đại, người đứng đầu phải cao hơn giám đốc sở mới có thể chỉ đạo thông suốt.

"Nếu lãnh đạo Thành phố phía Đông chỉ ngang cấp quận, tôi nghĩ đề án này khó thành công", ông Sơn nói.

Ông Đỗ Văn Đạo, nguyên Phó giám đốc Sở Nội vụ TP HCM cho rằng, đề nghị thành lập Khu đô thị sáng tạo và Thành phố phía Đông ở thời điểm hiện nay có nhiều thuận lợi về cơ sở pháp lý so với năm 2013. Bởi xét về mặt hành chính trước năm 1997, 3 quận trong đề án vốn là một đơn vị hành chính cấp huyện Thủ Đức. Về mặt lịch sử, người dân 3 quận hiện nay và huyện Thủ Đức vốn có truyền thống đoàn kết xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

"Khó khăn nằm ở chỗ sẽ có tâm lý lo lắng về tương lai của đội ngũ cán bộ, công chức sau khi 3 quận sáp nhập", ông Đạo nói.

Để thực hiện được mục tiêu như yêu cầu đặt ra, thành phố cần đề xuất Trung ương được thực hiện những quyền tự chủ trong khuôn khổ mô hình chính quyền đô thị được luật hóa tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.

Đồng thời, TP HCM trong thẩm quyền của mình sẽ thể chế hóa những cơ chế để phân cấp, ủy quyền cho chính quyền và lãnh đạo Thành phố phía Đông. Người đứng đầu được chủ động giải quyết các vấn đề về quản lý đô thị, đầu tư, phát triển kinh tế, kinh doanh... nhằm phục vụ tốt nhất doanh nghiệp và người dân.

6 khu chức năng của Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông theo phương án thiết kế được UBND TP HCM chọn trong cuộc thi năm ngoái. Ảnh: Hữu Công

6 khu chức năng của Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông theo phương án thiết kế được UBND TP HCM chọn trong cuộc thi năm ngoái. Ảnh: Hữu Công.

Đề án Thành phố phía Đông (diện tích 212 km2) tương đương quy mô phát triển quận Gangnam ở cuối thập niên 1960 và bằng nửa quy mô Phố Đông vào đầu thập niên 1990. Gangnam hiện có nhiều công ty lớn trên thế giới đặt trụ sở và là trung tâm đổi mới sáng tạo của Hàn Quốc. Còn Phố Đông giờ thành niềm tự hào và là nhân tố tạo dựng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Trung Quốc. Quy mô GDP năm 2019 của Phố Đông gần 185 tỷ USD, bằng 50% Singapore, 70% Việt Nam, và gấp 3 lần TP HCM.

Theo TS Huỳnh Thế Du, so với thời điểm Gangnam và Phố Đông được bắt đầu, đề án Thành phố phía Đông hiện thuận lợi hơn về hạ tầng và điều kiện kết nối: diện tích đất đai để phát triển dự án được sẵn sàng; những điều kiện cơ bản cho trung tâm tài chính - thương mại tại Thủ Thiêm đã có và khu công nghệ cao tạo được vị thế của mình.

"Phía Nam sông Hàn vào thập niên 1960 là vùng đất nông nghiệp trồng bắp cải và lê, rất ít người sinh sống, nhưng sự thành công của Gangnam cho thấy chiến lược đúng đắn của Hàn Quốc nói chung, Seoul nói riêng trong việc tạo ra kỳ tích sông Hàn", ông Du nói.

Tương tự, tại Trung Quốc, ngay từ khi triển khai, do tầm quan trọng đặc biệt nên Phố Đông được đưa vào danh mục dự án trọng điểm quốc gia. Quy hoạch của Phố Đông gồm bốn cấu phần chính: trung tâm tài chính thương mại, khu công nghệ cao, khu chế xuất và khu thương mại tự do. Trong đó, trung tâm tài chính và khu công nghệ cao là các điểm nhấn quan trọng nhất.

Theo ông Du, sự năng động sáng tạo và quyết tâm của chính quyền Thượng Hải lẫn Chính phủ Trung Quốc đóng vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố đem lại thành công cho Phố Đông. Từ một vùng đất nghèo và lạc hậu nằm bên con sông Hoàng Phố, Phố Đông trở thành trung tâm tài chính, thương mại, chuyển giao công nghệ, thu hút nhân tài... của khu vực và thế giới.

Hữu Công

Let's block ads! (Why?)

Quang Sọt 'Đội đặc nhiệm nhà C21' sau 22 năm

Hán Quang Tú - cậu bé Quang Sọt của "Đội đặc nhiệm nhà C21" - từng sống với tiền lương giảng viên hơn 7 triệu đồng mỗi tháng.

Trong suất diễn Thị Nở - Chí Phèo hôm 30/6 tại Nhà hát TP HCM của đoàn kịch Lệ Ngọc, vai Chí Phèo của diễn viên Hán Quang Tú đọng lại nhiều cảm xúc với khán giả. Cảnh Chí nghẹn ngào khi được Thị Nở bón từng thìa cháo hành, phẫn uất đến nhà Bá Kiến "đòi lương thiện", tạo nhiều dư âm trong lòng người xem. Khi vở kết thúc, vài khán giả kịp nhận ra Hán Quang Tú là Quang Sọt năm nào trong phim truyền hình (1998). Anh thay đổi nhiều về ngoại hình với chiều cao gần 1,8 m, chỉ còn phảng phất hình ảnh cậu bé trong biệt đội thám tử năm nào ở nụ cười tươi, làn da bánh mật.

Diễn viên Hán Quang Tú trong buổi diễn Thị Nở - Chí Phèo ở Nhà hát TP HCM. Ảnh: Mai Nhật.

Diễn viên Hán Quang Tú trong buổi diễn "Thị Nở - Chí Phèo" ở Nhà hát TP HCM. Ảnh: Mai Nhật.

Hán Quang Tú cười hiền khi có khán giả nhớ đến anh, chạy tới hỏi thăm và xin chụp ảnh. Anh nói: "Tôi bất ngờ khi nhiều người vẫn còn nhận ra Quang Sọt sau 22 năm". Diễn viên gia nhập đoàn kịch hơn nửa năm nay, dịp này là lần đầu anh "Nam tiến". Anh muốn trở lại sân khấu vì nhớ nghề, cũng là để có thêm trải nghiệm thực tế, bổ trợ cho công việc giảng viên.

Ở tuổi 34, Hán Quang Tú dồn nhiều tâm huyết cho nghề dạy học. Anh từng đầu quân làm diễn viên cho Nhà hát Kịch Việt Nam. Nhận ra mình có duyên làm thầy, lại thêm gia đình động viên, anh trở lại trường Sân khấu Điện ảnh - nơi anh tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ Nghệ thuật sân khấu. Hơn hai năm qua, Hán Quang Tú là giảng viên bộ môn Tiếng nói và kỹ thuật diễn. Đam mê của anh là giúp các bạn trẻ uốn nắn trong lối phát âm, lỗi nói ngọng, nuốt chữ, bẹt tiếng...

Rời màn ảnh nhỏ đã nhiều năm, Hán Quang Tú mãn nguyện với cuộc sống hiện tại. Sau một ngày miệt mài đứng lớp, trở về tổ ấm, anh thấy vợ và con gái nhỏ chờ sẵn mình bên mâm cơm. Anh kết hôn năm 2014, đón bé đầu lòng một năm sau đó. Vợ chồng anh vốn cùng trường, chị theo học môn Lý luận phê bình điện ảnh. Cả hai từng công tác chung cơ quan trước khi chị ra ngoài kinh doanh riêng. Với Tú, vợ là chỗ dựa lớn cho sự nghiệp. Là dân cùng nghề, chị chia sẻ cùng anh những lo toan, vất vả đặc thù của công việc. Những lần anh kín lịch dạy hoặc phải đi diễn xa, vợ anh một tay vừa chăm con nhỏ, vừa điều hành công ty riêng.

Hán Quang Tú được vợ sẻ chia áp lực nghề diễn lẫn dạy học. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Hán Quang Tú được vợ sẻ chia áp lực nghề diễn lẫn dạy học. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Hán Quang Tú từng chật vật vì đồng lương giảng viên quá thấp. Anh kể vài năm trước, thu nhập của anh khi đi dạy "còn không bằng giáo viên mầm non". Hiện lương anh có tăng nhưng chỉ khoảng 7,5 triệu mỗi tháng, trong khi tiền học của con gái anh đã gần 5 triệu đồng. Để trang trải, anh tất bật làm thêm đủ việc: dàn dựng tiết mục cho các công ty, đóng tiểu phẩm quảng cáo... Gần đây, vợ chồng anh cùng một người bạn mở công ty, chuyên đào tạo MC, diễn viên, dạy kỹ năng giao tiếp... Sau nhiều năm vun vén, anh mua một căn chung cư nhỏ, gần gia đình nội để con cháu thường xuyên qua thăm ông bà.

Sau hơn hai thập niên, ký ức đóng Đội đặc nhiệm nhà C21 vẫn vẹn nguyên trong tâm trí Hán Quang Tú. Trước bộ phim, anh có một vai nhỏ trong Hà Nội mùa đông năm 1946 của đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh. Nhờ vậy, anh được mời đóng mà không phải qua thử vai như nhiều diễn viên nhí. Mùa hè năm ấy là một trong những kỷ niệm đẹp nhất đời anh khi được cùng đoàn làm phim bôn ba khắp nơi. Dàn diễn viên hầu hết là trẻ con, nhiều lúc giận hờn rồi lại làm lành "như cơm bữa". Một trong những phân đoạn anh nhớ nhất là Quang Sọt phải nhảy lên người Sáng Béo (Tùng Lâm đóng) khi rình thủ phạm ném mắm tôm vào lớp học ở tập 4. Một cảnh khác, anh phải diễn cảnh tiểu ra quần vì quá sợ. Để giữ trang phục sạch sẽ cho đúng "rắc co" (raccord), đạo diễn luồn một ống nhỏ phía sau quần anh rồi bơm nước vào.

Cảnh Quang Sọt suy đoán dấu chân bí ẩn trong phim

Cảnh Quang Sọt suy đoán dấu chân bí ẩn trong phim. Video: VTV.

Sau khi phim phát sóng, anh và dàn diễn viên nhí nổi tiếng. Với Hán Quang Tú, niềm vui đóng phim lúc ấy là được bạn học ngưỡng mộ, hỏi thăm tình tiết các tập sắp tới... Đến giờ, anh vẫn tiếc khi để mất hàng nghìn lá thư từ fan. Do còn nhỏ, anh chưa ý thức được mình nổi tiếng, cũng không nghĩ đến việc giữ chúng làm kỷ niệm.

Hán Quang Tú kể đến nay, anh không còn giữ liên lạc thường xuyên với các diễn viên nhí thuở nào. Người thân thiết nhất với anh là Đức Thịnh - vai Sơn Sọ, do vẫn làm cùng nghề. Gần đây, Đức Thịnh bị giai đoạn hai. Biết tin, anh vừa thương vừa nể tinh thần lạc quan của bạn. Những diễn viên khác mỗi người rẽ một hướng. Tuấn Long - vai Minh Tổ Cú - hiện công tác trong ngành an ninh. Tùng Lâm (Sáng Béo) theo đuổi con đường kinh doanh. Thu Anh (Hạnh Tăm Tre) làm ngân hàng còn Thu Trang (Tuyết Mèo Con) đã ra nước ngoài và lập gia đình. Năm 2015, họ bất ngờ hội ngộ trong chương trình Cuộc sống thường ngày - phát trên Đài truyền hình Việt Nam.

Nhạc phim 'Đội đặc nhiệm nhà C21'

Nhạc phim "Đội đặc nhiệm nhà C21". Video: VTV.

Với Hán Quang Tú, Đội đặc nhiệm nhà C21 là cột mốc khó phai nhòa. Nhờ bộ phim, anh bước ra khỏi vỏ bọc tự ti, nhút nhát để dấn sâu hơn vào nghề diễn. Từ đó, diễn viên nhận ra phim ảnh với anh là cái nghiệp. Cấp ba, anh từng ngưng diễn hoàn toàn vì gia đình sợ ảnh hưởng đến việc học, tập trung thi vào trường An ninh. Sau này, nhận ra cơ duyên với nghề chưa dứt, anh quay lại đóng phim, tham gia một số tác phẩm kén người xem, như Rừng đen (năm 2007, đạo diễn Vương Đức), Lạc lối (năm 2012, đạo diễn Nhuệ Giang)... Anh từng được đề cử "Nam diễn viên chính xuất sắc" của Cánh Diều Vàng 2013, bị trượt giải về tay Huỳnh Đông trong Thiên mệnh anh hùng. Anh nói: "Tôi tin vai hay nhất của mình đang ở phía trước. Tôi vẫn chờ ngày ấy, dù có thể lúc đó tôi đã 60 tuổi".

Mai Nhật

Let's block ads! (Why?)

Tiền đạo đâu cho thầy Park?

Cơn đau đầu của HLV Park Hang-seo về nhân sự cho hàng công đội tuyển Việt Nam ngày một nặng nề khi nhìn vào bức tranh ở V-League.

Chỉ bốn bàn thắng trong tổng số 15 bàn của vòng 7 được ghi bởi các tiền đạo nội, tỷ lệ là 26%. Vòng 6 trước đó, tỷ lệ chỉ là 33%.

Sau hai trận liền "nổ súng", Công Phượng "tịt ngòi" ở trận đấu thứ ba, và TP HCM lại có trận không thắng - bị Đà Nẵng hôm 29/6. Đây có thể không phải là vấn đề quá nghiêm trọng của HLV TP HCM Chung Hae-seung, vì ít ra trong tay ông vẫn có những cầu thủ ngoại. Nhưng câu chuyện của Công Phượng lại cho thấy điểm yếu bao lâu nay của bóng đá Việt Nam chẳng thay đổi.

Công Phượng lại im tiếng sau hai trận liền nổ súng. Ảnh: Đức Đồng.

Công Phượng lại im tiếng sau hai trận liền nổ súng. Ảnh: Đức Đồng.

Trước Đà Nẵng, HLV Chung Hae-seung để Phượng đá 58 phút, sau đó "giở bài cũ" đưa Xuân Nam vào sân để hy vọng cái duyên ghi bàn của "siêu dự bị" sẽ giúp TP HCM tạo đột biến. Mọi thứ vẫn chẳng khá hơn. Kể từ khi V-League trở lại, Xuân Nam không hề ghi bàn, dù đá dự bị hay xuất phát từ đầu. "Kép chính" trong trên sân Thống Nhất vẫn là các ngoại binh. Với các tiền đạo nội, có vẻ khi bị bắt bài, họ dễ rơi vào trạng thái bế tắc, chịu trận. Ngược lại, với các ngoại binh, nhờ thể lực và chiều cao, mỗi cá nhân có thể tạo ra đột biến và gợi mở nhiều phương án để giúp HLV giải quyết trận đấu.

Trong danh sách ghi bàn hiện nay của V-League, ở top 10 chân sút, chỉ có duy nhất một nội binh. Đó là Phan Văn Long của Đà Nẵng, đội đang sở hữu Hà Đức Chinh - tiền đạo mới ghi một bàn dù được HLV Lê Huỳnh Đức tạo điều kiện ra sân liên tục gần đây. Đà Nẵng lại là đội sở hữu nhiều bàn thắng nhất giải. Nếu mở rộng danh sách, trong 20 chân sút hàng đầu, chỉ năm cầu thủ Việt, chiếm tỷ lệ 25%.

Không có gì mô tả một cách chân thực nhất thực trạng khan hiếm tiền đạo nội ở -V-League bằng chính trận ngay sân Hàng Đẫy. Người ghi bàn duy nhất của trận đấu cho Sài Gòn là một cầu thủ ngoại, đến từ một tình huống khó, sút xa. Ngược lại, chân sút nội hàng đầu của Hà Nội - Nguyễn Văn Quyết - lại thất bại ở tình huống dễ dàng hơn nhiều, với cú sút phạt đền đưa bóng lên trời. Chừng đó đủ thấy vai trò của ngoại binh quan trọng thế nào trong việc quyết định kết quả của trận đấu, cũng như sinh mệnh của đội bóng.

Một ví dụ khác là HAGL - đội mới ghi ba bàn từ khi V-League tái đấu đến nay. Những người yêu quý CLB này có thể phiền trách các đối thủ của họ đã chơi bóng quá rắn, như trong trận tại vòng 7, khiến cho những phẩm chất về kỹ thuật của HAGL không có chỗ để phát huy. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, chỉ gặp các đối thủ rắn như vậy, những gì hay nhất của một đội bóng tấn công mới phát lộ được. Nếu đối phương không cho bạn chơi bóng, thì bạn lại càng phải phát huy tối đa điểm mạnh của bản thân là tấn công. Nên khi HAGL cứ đá mãi mà không thể ghi bàn, khái niệm "bóng đá tấn công" vốn dành cho họ cần phải được suy xét lại. Trong đội tuyển của HLV Park Hang-seo, các cầu thủ được gọi lên từ HAGL chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu về bàn thắng. Họ không thành công, thầy Park hẳn cũng chẳng vui vẻ gì.

Văn Toàn là một trong những chân sút nội được HLV Park Hang-seo chấm cho tuyển Việt Nam, nhưng anh đang chơi không tốt ở HAGL. Ảnh: Lâm Thỏa.

Văn Toàn là một trong những chân sút nội được HLV Park Hang-seo chấm cho tuyển Việt Nam, nhưng anh đang chơi không tốt ở HAGL. Ảnh: Lâm Thỏa.

V-League không phải là mảnh đất màu mỡ cho các chân sút. Lối chơi thực dụng đang là một lựa chọn hàng đầu trong cuộc đua ngày càng khốc liệt. Sài Gòn FC, đội đang bất bại và đứng nhì bảng, chỉ ghi được tám bàn qua bảy trận, nhưng họ chỉ mới nhận ba bàn thua. Cựu HLV Sài Gòn, ông Nguyễn Thành Công, khi về làm việc tại Thanh Hóa, đã tạo ra những thay đổi toàn diện với 10 điểm sau bốn trận liên tục bất bại, trong đó có đến ba chiến thắng. Bí quyết thành công của ông? Rất đơn giản: chỉ thủng lưới một bàn duy nhất, trong khi chỉ ghi có bốn bàn. Như vậy, nếu chuyện thành - bại của V-League liên quan đến số bàn thua hơn là số bàn thắng, thì các chân sút nội sẽ khó có cơ hội thể hiện bản thân, chưa nói đến việc họ phải tranh đua vị trí ra sân với ngoại binh.

HLV Park Hang-seo phiền lòng... cũng đành chịu. Thể thức thi đấu mới, theo lý giải của Chủ tịch kiêm HLV đội Sài Gòn Vũ Tiến Thành, buộc các đội bóng phải lựa chọn sự thực tế, nhằm tồn tại trước đã. Nếu Sài Gòn tiếp tục không thua, họ có thể đứng trong nhóm tám đội đầu bảng để đá giai đoạn hai tranh chức vô địch. Khi đó, không còn lo trụ hạng, có muốn chơi "tất tay" hoặc phiêu lưu một chút cũng chẳng ảnh hưởng gì. Quan điểm đó đã giúp Sài Gòn đánh bại lần lượt hai ứng cử viên được xem có hàng công mạnh nhất - TP HCM rồi Hà Nội - ngay trên sân khách.

Ngược lại, với Hà Nội, dù thiếu vắng hàng loạt trụ cột ở hàng phòng ngự vì chấn thương, vấn đề lớn nhất của họ không phải là số bàn thua, mà là năng lực ghi bàn bị giảm đi quá nhiều. Hiện nay Hà Nội chỉ mới lọt lưới tám bàn, tỷ lệ là 1,2 bàn mỗi trận, như vậy là quá ít so với chính họ, khi mà các mùa trước, trung bình họ thủng lưới đến 1,5 bàn mỗi trận. Nhưng nếu mùa 2018, họ ghi trung bình 2,7 bàn mỗi trận, mùa 2019 là 2,3 bàn mỗi trận, thì sau bảy vòng của V-League 2020, tỷ lệ này chỉ là 1,4 bàn mỗi trận.

Hà Nội từng bất lực suốt cả hiệp hai trong trận thua SLNA ở vòng 5. Còn trong trận thua Sài Gòn, ngoài tình huống đá phạt đền bị hỏng của Văn Quyết, gần như nhà vô địch không tạo ra nhiều những cơ hội nguy hiểm tương tự. Một đội bóng có hàng công như Hà Nội mà bị hóa giải quá dễ dàng trước các đội chủ động đá phòng ngự, thì đó là tín hiệu xấu cho khâu tìm kiếm tiền đạo của HLV Park Hang-seo.

Lối chơi thực dụng khiến các tiền đạo nội Văn Quyết không có nhiều đất để diễn. Ảnh: Giang Huy.

Lối chơi thực dụng khiến các tiền đạo nội Văn Quyết không có nhiều đất để diễn. Ảnh: Giang Huy.

Thầy Park có thể lo, nhưng nếu nhìn toàn cục, thì V-League đang hấp dẫn hơn nhiều. Các đội bóng chơi thực dụng có các kết quả thuận lợi ở đầu giải, nhưng trong cuộc đua đường dài, họ sẽ không thể cứ an toàn mãi. SLNA là ví dụ. Họ vừa nhận trận thua thứ hai liên tiếp với ba bàn thủng lưới, trong khi số bàn thắng thì vẫn là bốn, kém nhất giải. Không nằm ngoái dự báo, SLNA có nguy cơ càng đá càng tụt dần xuống dưới nếu không cải thiện được khâu ghi bàn.

Nam Định - đội vừa đánh bại SLNA - chính là sự tương phản. Trước vòng 7, Nam Định xếp chót bảng nhưng không ai đánh giá thấp đội bóng đang sở hữu Đỗ Merlo, tay săn bàn vĩ đại của lịch sử V-League. Dàn ngoại binh của Nam Định chẳng thua kém ai, trong khi tập thể cầu thủ nội thì chơi chung với nhau từ lâu. Vấn đề của Nam Định có thể nằm ở HLV Nguyễn Văn Sỹ. Nhà cầm quân này có một cái "dớp" không tốt khi ngồi ghế HLV. Ông từng cầm quân trong mùa giải đội Vissai Ninh Bình... giải thể. Đến làm ở đội Xuân Thành Hà Tĩnh, thì đội này cũng... xóa tên, chuyển hộ khẩu vào TP HCM hồi năm 2010.

Dù là người đứng sau mọi thành công của đội bóng quê hương Nam Định, khi đăng ký ông Sỹ làm HLV chính thức, thì đội có chơi tốt, vẫn phải nhận kết quả rất tệ. Sau khi giúp đội nhà thắng trận play-off trụ hạng ở mùa 2018, từ đó đến nay, cứ mỗi lần đội có thành tích quá kém, thì ông Sỹ phải "hy sinh" vị trí để "đổi vận" cho đội bóng. Năm ngoái, phải nhờ ông Sỹ chuyển ghế cho người anh Nguyễn Văn Dũng, Nam Định mới dễ dàng trụ hạng cuối mùa. Năm nay, chỉ vừa mới thay HLV, Nam Định đã thắng tưng bừng 3-0 trước SLNA. Người được chỉ định "thế vai" cho ông Sỹ là trợ lý Phạm Hồng Phú, ông này cũng từng làm điều tương tự ở mùa 2017, nhờ thế mà Nam Định mới thăng hạng V-League dù chính ông Nguyễn Văn Sỹ mới là kiến trúc sư.

Thay tướng, đổi vận. Chỉ cần một trận thắng, Nam Định đã thay đổi trạng thái nhanh chóng. Giá trị của việc ghi bàn, của những trận thắng bao giờ cũng quan trọng nhất trong các cuộc đua đường dài. Với thực lực của mình, Nam Định có thể cải thiện thứ tự trong sáu vòng còn lại của giai đoạn một. Ngược lại, những SLNA, HAGL hay Hải Phòng, Hà Tĩnh, dù ít thua, vẫn dễ đi vào vùng nguy hiểm.

Song Việt

Let's block ads! (Why?)

Chuyên gia: Thành phố phía Đông cần có cơ chế đặc thù

TP HCMKiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, Thành phố phía Đông cần được chính sách đặc thù để phát triển hiệu quả như Phố Đông (Thượng Hải) hay Gangnam (Seoul).

TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn - chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch - lý giải việc Trung ương nên cho TP HCM thí điểm cơ chế đặc thù ở bởi nguồn vốn để đầu tư hạ tầng thành phố mới này rất lớn. Do đó phải có cơ chế thoáng với những giải pháp phù hợp để thu hút dòng vốn trong và ngoài nước. Nếu chỉ trông vào nguồn ngân sách, TP HCM mất nhiều thời gian mới có thể triển khai đề án.

Ngoài việc Thành phố phía Đông cần có một quy hoạch tổng thể, TP HCM phải lên lộ trình cụ thể như: thời gian xây dựng, nhu cầu vốn mỗi năm, hiệu quả kinh tế xã hội, đóng góp ngân sách cho thành phố... "Không phải cứ nhập 3 quận sẽ mang lại hiệu quả mà còn nhiều việc phải làm để thành phố mới đóng góp trở lại cho TP HCM", ông Sơn nói.

Năm ngoái, theo ông Sơn, khi tổ chức cuộc thi thiết kế Khu đô thị sáng tạo ở phía Đông, thành phố chỉ mới đặt vấn đề phát triển khu đô thị chứ chưa đề cập lập thành phố. Đề bài lúc đó đưa ra chỉ tập trung vào một số khu đất có thể phát triển dự án. Dựa vào đây các đơn vị tư vấn đã đề xuất trong 212 km2 chứ chưa bao trùm hết diện tích 3 quận.

Do đó với đề án Thành phố phía Đông, việc quy hoạch phải nâng lên tầm cao mới so với kết quả đạt được trong cuộc thi năm ngoái hàng chục lần. Vì lúc này không phải nghiên cứu cho một khu đô thị nữa mà cho cả một Thành phố rộng 212 km2 với hơn một triệu dân. Sáu khu đô thị ở phía Đông sẽ là động lực chỉnh trang các khu đô thị hiện hữu.

"Việc xây dựng Thành phố phía Đông sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa (GDP) thành phố tăng rất nhiều. Nhưng để thực hiện được cần có cách tiếp cận mới và những giải pháp phù hợp cho đề án tham vọng thế này", ông Sơn nói.

Quận 2 với trung tâm là Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là một phần của Thành phố phía Đông theo kế hoạch của TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.

Quận 2 với trung tâm là Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là một phần của Thành phố phía Đông theo kế hoạch của TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.

Đồng quan điểm, TS Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường chính sách công và quản lý (Đại học Fulbright Việt Nam) cho rằng, đề xuất xây dựng Thành phố phía Đông mang tầm chiến lược quốc gia. Nếu đề án triển khai thành công góp phần giải quyết hai vấn đề có tính chiến lược của Việt Nam: tạo làn sóng tăng trưởng mới dựa vào đổi mới sáng tạo và tăng cường khả năng an ninh quốc phòng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực.

"Đây là thời điểm phù hợp triển khai đề án vì xu hướng dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu khỏi Trung Quốc do tác động của Covid-19 sẽ làm cho tiến trình này xảy ra nhanh hơn và TP HCM - trung tâm kinh tế lớn nhất nước với truyền thống đi đầu về sự đột phá đang mong muốn lấy lại vị thế của mình", ông Du nói.

Từ kinh nghiệm triển khai những mô hình tương tự trên thế giới, nhất là Gangnam (phía Nam sông Hàn) ở Seoul, Hàn Quốc và Trung Quốc, ông Du cho rằng Thành phố phía Đông cần được xem là dự án trọng điểm quốc gia với các cơ chế đặc biệt liên quan đến việc mở cửa ra bên ngoài, lựa chọn các đối tác chiến lược và trao quyền tự chủ cần thiết để TP HCM phát huy được khả năng, tiềm lực vốn có.

"Đây là sáng kiến tầm vóc và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của quốc gia nên Trung ương cần giao cho TP HCM để có thể triển khai thành công", ông Du nói và cho rằng lúc này TP HCM cần có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ thông tin để chứng minh đề án hiệu quả.

Về tổ chức bộ máy hành chính cho Thành phố phía Đông trong tương lai, theo TS Ngô Viết Nam Sơn, thay vì sáp nhập 3 quận thành một thành phố thì TP HCM nên giữ lại 3 quận và 3 quận này sẽ thuộc Thành phố phía Đông. Phương án này phù hợp với mô hình đô thị thông minh mà thành phố đang thực hiện với cách quản lý hành chính hiện đại.

"Thành phố phía Đông nhỏ hơn cấp tỉnh, thành nhưng phải lớn hơn cấp quận chứ không thể xem nó ngang hàng với các quận khác. Đề án xây dựng Thành phố phía Đông của TP HCM rất giống với Phố Đông của Thượng Hải", ông Sơn nói và cho rằng Phố Đông là mô hình TP HCM có thể tham khảo.

Theo đó, khi phát triển Phố Đông, Thượng Hải chọn cơ chế hành chính mới gọi là Phó tỉnh - thấp hơn tỉnh nhưng cao hơn quận vì trong Phó tỉnh vẫn có nhiều quận. Phó tỉnh chịu sự quản lý của tỉnh (Phố Đông chịu sự quản lý của TP Thượng Hải) và Thành phố phía Đông chịu sự quản lý của TP HCM. Với phương án này, trong Thành phố phía Đông vẫn có 3 quận.

Đại học Quốc gia TP HCM sẽ là trung tâm giáo dục - đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng cao của Thành phố phía Đông theo kế hoạch của TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.

Đại học Quốc gia TP HCM sẽ là trung tâm giáo dục - đào tạo nhân lực chất lượng cao của Thành phố phía Đông theo kế hoạch. Ảnh: Hữu Khoa.

Ngoài ra, người đứng đầu chính quyền Thành phố phía Đông phải ngang cấp với Phó chủ tịch UBND thành phố, giống như Thị trưởng Phố Đông ngang cấp với Phó chủ tịch Thượng Hải. Điều này rất cần thiết vì với một thành phố mới có quy mô lớn, hiện đại, người đứng đầu phải cao hơn giám đốc sở mới có thể chỉ đạo thông suốt.

"Nếu lãnh đạo Thành phố phía Đông chỉ ngang cấp quận, tôi nghĩ đề án này khó thành công", ông Sơn nói.

Ông Đỗ Văn Đạo, nguyên Phó giám đốc Sở Nội vụ TP HCM cho rằng, đề nghị thành lập Khu đô thị sáng tạo và Thành phố phía Đông ở thời điểm hiện nay có nhiều thuận lợi về cơ sở pháp lý so với năm 2013. Bởi xét về mặt hành chính trước năm 1997, 3 quận trong đề án vốn là một đơn vị hành chính cấp huyện Thủ Đức. Về mặt lịch sử, người dân 3 quận hiện nay và huyện Thủ Đức vốn có truyền thống đoàn kết xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

"Khó khăn nằm ở chỗ sẽ có tâm lý lo lắng về tương lai của đội ngũ cán bộ, công chức sau khi 3 quận sáp nhập", ông Đạo nói.

Để thực hiện được mục tiêu như yêu cầu đặt ra, thành phố cần đề xuất Trung ương được thực hiện những quyền tự chủ trong khuôn khổ mô hình chính quyền đô thị được luật hóa tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.

Đồng thời, TP HCM trong thẩm quyền của mình sẽ thể chế hóa những cơ chế để phân cấp, ủy quyền cho chính quyền và lãnh đạo Thành phố phía Đông. Người đứng đầu được chủ động giải quyết các vấn đề về quản lý đô thị, đầu tư, phát triển kinh tế, kinh doanh... nhằm phục vụ tốt nhất doanh nghiệp và người dân.

6 khu chức năng của Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông theo phương án thiết kế được UBND TP HCM chọn trong cuộc thi năm ngoái. Ảnh: Hữu Công

6 khu chức năng của Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông theo phương án thiết kế được UBND TP HCM chọn trong cuộc thi năm ngoái. Ảnh: Hữu Công.

Đề án Thành phố phía Đông (diện tích 212 km2) tương đương quy mô phát triển quận Gangnam ở cuối thập niên 1960 và bằng nửa quy mô Phố Đông vào đầu thập niên 1990. Gangnam hiện có nhiều công ty lớn trên thế giới đặt trụ sở và là trung tâm đổi mới sáng tạo của Hàn Quốc. Còn Phố Đông giờ thành niềm tự hào và là nhân tố tạo dựng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Trung Quốc. Quy mô GDP năm 2019 của Phố Đông gần 185 tỷ USD, bằng 50% Singapore, 70% Việt Nam, và gấp 3 lần TP HCM.

Theo TS Huỳnh Thế Du, so với thời điểm Gangnam và Phố Đông được bắt đầu, đề án Thành phố phía Đông hiện thuận lợi hơn về hạ tầng và điều kiện kết nối: diện tích đất đai để phát triển dự án được sẵn sàng; những điều kiện cơ bản cho trung tâm tài chính - thương mại tại Thủ Thiêm đã có và khu công nghệ cao tạo được vị thế của mình.

"Phía Nam sông Hàn vào thập niên 1960 là vùng đất nông nghiệp trồng bắp cải và lê, rất ít người sinh sống, nhưng sự thành công của Gangnam cho thấy chiến lược đúng đắn của Hàn Quốc nói chung, Seoul nói riêng trong việc tạo ra kỳ tích sông Hàn", ông Du nói.

Tương tự, tại Trung Quốc, ngay từ khi triển khai, do tầm quan trọng đặc biệt nên Phố Đông được đưa vào danh mục dự án trọng điểm quốc gia. Quy hoạch của Phố Đông gồm bốn cấu phần chính: trung tâm tài chính thương mại, khu công nghệ cao, khu chế xuất và khu thương mại tự do. Trong đó, trung tâm tài chính và khu công nghệ cao là các điểm nhấn quan trọng nhất.

Theo ông Du, sự năng động sáng tạo và quyết tâm của chính quyền Thượng Hải lẫn Chính phủ Trung Quốc đóng vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố đem lại thành công cho Phố Đông. Từ một vùng đất nghèo và lạc hậu nằm bên con sông Hoàng Phố, Phố Đông trở thành trung tâm tài chính, thương mại, chuyển giao công nghệ, thu hút nhân tài... của khu vực và thế giới.

Hữu Công

Let's block ads! (Why?)

Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi đột quỵ

Ông Phạm Thanh Tùng, Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bị mệt và gục xuống bàn trong giờ làm việc, được chuyển ra Đà Nẵng cấp cứu trong đêm.

Sáng 1/7, một lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ngãi xác nhận ông Phạm Thanh Tùng đột quỵ trong lúc làm việc, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cấp cứu chiều 30/6, sau đó được chuyển ra Bệnh viện Đà Nẵng.

Ông Phạm Thanh Tùng - Trưởng Ban Tổ chức tỉnh uỷ Quảng Ngãi. Ảnh: Thạch Thảo.

Ông Phạm Thanh Tùng - Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy Quảng Ngãi. Ảnh: Thạch Thảo.

Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận bệnh nhân Phạm Thanh Tùng lúc 22h ngày 30/6, trong tình trạng hôn mê sâu, huyết áp cao, rối loạn thân nhiệt, suy hô hấp tuần hoàn, hôn mê sâu.

Các bác sĩ đã tập trung hồi sức đặc biệt cho bệnh nhân, đồng thời nhiều lần hội chẩn để đưa ra phác đồ điều trị. Qua chẩn đoán, bệnh nhân bị xuất huyết não, đang phải thở máy, tiên lượng xấu.

Bệnh viện Đà Nẵng có đầy đủ năng lực điều trị cho các ca bệnh xuất huyết não. Tuy nhiên theo một bác sĩ tham gia hội chẩn, việc cứu chữa cho ông Tùng còn phụ thuộc vào vị trí và thể tích của khối xuất huyết.

Chiều hôm qua, khi đang làm việc ở trụ sở Tỉnh ủy, ông Tùng cảm thấy mệt nên báo với nhân viên, sau đó gục xuống bàn làm việc. Nhân viên đã gọi xe cấp cứu đưa ông đến bệnh viện.

Ông Tùng giữ chức Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi từ cuối 2019. Trước đó, ông làm Chủ tịch huyện Mộ Đức, sau đó làm Phó Ban tổ chức Tỉnh ủy. Tuần trước, ông Tùng cùng các lãnh đạo khác của Tỉnh ủy dự đại hội đảng bộ huyện Ba Tơ.

Phạm Linh - Nguyễn Đông

Let's block ads! (Why?)

Lili Reinhart xin lỗi vì khỏa thân kêu gọi công lý

MỹNữ diễn viên Lili Reinhart xin lỗi người hâm mộ vì đăng ảnh khỏa thân để đòi công lý cho Breonna Taylor, người da màu bị cảnh sát bắn chết.

Lili Reinhart đăng ảnh chụp tại hồ Salton Sea ở bang California hôm 29/6 trên Instagram, viết: "Ngực của tôi đã thu hút sự chú ý của các bạn. Kẻ giết Breonna Taylor vẫn chưa bị bắt. Công lý cần được thực thi". Nhiều người dùng mạng xã hội chỉ trích hành động này, cho rằng diễn viên đùa cợt về cái chết của nữ y tá da màu.

Lili Reinhart bị chỉ trích vì dùng ảnh khỏa thân đòi công lý cho Breonna Taylor. Ảnh: Instagram.

Bức ảnh Lili Reinhart đăng trên Instagram bị chỉ trích.

Một ngày sau khi nhận nhiều lời chỉ trích, Lili Reinhart xóa bức ảnh và đăng bài xin lỗi trên trang cá nhân. Cô cho biết chỉ muốn dùng sự ảnh hưởng của mình để đòi quyền lợi cho nạn nhân và gia đình họ. Tuy nhiên, diễn viên thừa nhận bức ảnh và chú thích của cô không phù hợp.

Breonna Taylor (26 tuổi) chết hôm 13/3 tại nhà riêng ở thành phố Louisville, bang Kentucky. Một số cảnh sát mặc thường phục thực thi "lệnh khám nhà không cần gõ cửa", phá cửa ập vào nhà của Taylor khi cô cùng bạn trai Kenneth Walker (27 tuổi) đang ngủ. Thấy Walker nổ súng, cảnh sát bắn trả. Taylor chết vì trúng tám viên đạn, Walker bị bắt vì tội "Giết người bất thành".

Breonna Taylor và Kenneth Walker. Ảnh: The New York Times.

Breonna Taylor và Kenneth Walker. Ảnh: New York Times.

Theo New York Times, mục tiêu chính của cảnh sát trong vụ án lần này không phải Taylor mà là hai người đàn ông bị tình nghi bán ma túy sống cách đó 10 dặm. Cảnh sát khám nhà Taylor dựa trên lời khai của điều tra viên cho biết một trong hai nghi phạm trên từng dùng địa chỉ này để nhận bưu kiện. Sau sự việc, cảnh sát không tìm thấy ma túy trong căn hộ của Taylor. Walker có giấy phép mang súng hợp pháp và luôn khẳng định chỉ nổ súng tự vệ vì tưởng có kẻ đột nhập.

, 23 tuổi, là diễn viên, ca sĩ người Mỹ nổi tiếng, có 24,2 triệu người theo dõi trên Instagram. Cô đóng phim từ năm 14 tuổi, từng góp mặt trong nhiều dự án điện ảnh như , Riverdale hay Surviving Jack.

Lili Reinhart ở Met Gala 2018

Lili Reinhart tại Met Gala 2018. Video: Vogue.

Đạt Phan (theo Teen Vogue)

Let's block ads! (Why?)

Vua cờ Carlsen xin thua sau bốn nước

Thắng Đinh Lập Nhân vì đối thủ mất mạng internet ở ván một, Magnus Carlsen xin thua sớm ở ván hai, tại giải cờ vua online Chessable Masters hôm 30/6.

Ở ván một trận bán kết, Carlsen cầm quân trắng, đưa Đinh vào tàn cuộc xe và tốt. Thế cờ cân bằng, nhưng kỳ thủ số một Trung Quốc đứt mạng, hết thời gian. Theo quy định của giải, Đinh bị xử thua ván này.

Đến ván hai, Carlsen cầm quân đen. Ngay nước thứ hai, anh đưa hậu lên g5. Nước thứ ba, Vua cờ dùng hậu bắt tốt d2. Sau khi Đinh bắt hậu đen, Carlsen bấm nút đầu hàng.

Carlsen cầm quân đen, chủ động thua Đinh.

Carlsen cầm quân đen, chủ động thua Đinh.

Ván cờ chủ động thua của Carlsen được người mến mộ hưởng ứng. Giải thích cho hành động này, anh nói với Chess24 sau trận: "Tôi cực kỳ tôn trọng Đinh, cả tư cách kỳ thủ lẫn nhân cách con người. Tự thua Đinh là cách làm duy nhất. Nếu sau đó tôi thua chung cuộc, tôi sẽ tự cho bản thân ăn đòn mất. Nhưng tôi nghĩ tự thua Đinh là đúng".

Carlsen và Đinh hòa ba ván tiếp theo. Đến ván thứ sáu, Vua cờ Na Uy cầm quân đen, thắng trong tàn cuộc mã đấu tượng. Như vậy ở lượt đầu bán kết, Carlsen dẫn với tỷ số 3,5-2,5. Lượt thứ hai diễn ra tối nay 1/7. Nếu thắng lượt này, Carlsen sẽ vào chung kết. Ở cặp bán kết còn lại, Anish Giri dẫn Ian Nepomniachtchi ở lượt đầu tiên với tỷ số 3-1.

Chessable Masters là chặng thứ ba trong chuỗi giải có tổng giải thưởng một triệu USD mang tên Magnus Carlsen Tour. Chặng này có tổng giải thưởng 150.000 USD, vẫn diễn ra trên nền tảng Chess24. Carlsen nắm quyền sở hữu Chess24 lẫn Chessable.

Xuân Bình

Let's block ads! (Why?)

Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên cả nước

Từ hôm nay, người dân cả nước có thể nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia và nhận giấy tờ tại nhà.

Sáng 1/7, Văn phòng Chính phủ công bố tích hợp thêm 6 dịch vụ cung cấp cho người dân, doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, trong đó có nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Người dân cả nước có thể truy cập vào trang web của Cổng dịch công quốc gia () để nộp phạt.

Giao diện thanh toán tiền vi phạm giao thông tích hợp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia.

Giao diện thanh toán tiền vi phạm giao thông tích hợp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia.

Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt, người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính; ngày, tháng, năm vi phạm; họ và tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt. Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai.

Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện. Như vậy, người dân không phải đến các kho bạc, ngân hàng nộp tiền và đến trụ sở công an lấy lại giấy tờ, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại.

Trước đó từ tháng 3/2020, việc nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến được thí điểm tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Bình Thuận.

Ngoài ra, từ hôm nay, người dân, doanh nghiệp có thể chứng thực bản sao điện tử (công chứng) từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Bản chứng thực điện tử có giá trị như bản giấy. Sau khi được cơ quan, tổ chức chứng thực, kết quả sẽ trả về tài khoản hoặc hộp thư điện tử (email) cho người dân, doanh nghiệp.

Ba dịch vụ công khác cũng được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia từ hôm nay gồm: Đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện; Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; Cấp đổi giấy phép lái xe mức độ 4.

Cổng dịch vụ công quốc gia khai trương tháng 12/2019, để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. Cổng cung cấp 5 nhóm dịch vụ trực tuyến tại 63 tỉnh, thành gồm: Đổi giấy phép lái xe; thông báo hoạt động khuyến mại; cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình); dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp).

Ngoài ra, Cổng cung cấp 3 nhóm dịch vụ công thực hiện tại cấp bộ là cấp giấy phép lái xe quốc tế; đăng ký khuyến mãi; cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hai tiện ích được tích hợp trên Cổng là thanh toán tiền điện và nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp.

Viết Tuân

Let's block ads! (Why?)

Đinh Ngọc Diệp sắp sinh con thứ hai

Đinh Ngọc Diệp mang bầu lần hai, đang ở tháng thứ tám của thai kỳ.

Đinh Ngọc Diệp chia sẻ niềm vui trên trang cá nhân, được nhiều đồng nghiệp như diễn viên Quốc Cường, Thân Thúy Hà... chúc mừng. Cô cho biết dự định đặt tên con là Nolan Vũ. Con trai đầu của cô và đạo diễn Victor Vũ tên Landon Vũ Đông Quân, gần hai tuổi.

Diễn viên Đinh Ngọc Diệp. Ảnh:

Diễn viên Đinh Ngọc Diệp khi mang bầu lần hai. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đinh Ngọc Diệp cho biết cô mang thai giữa dịch nên cẩn trọng trong việc vệ sinh thân thể, hạn chế ra đường. Cô ăn uống các thực phẩm nhiều vitamin C tăng cường hệ miễn dịch. Ngọc Diệp được chồng chăm chút kỹ. Hiện cả hai đã đặt chỗ trong bệnh viện, trang trí lại phòng sẵn sàng đón thành viên mới.

Đinh Ngọc Diệp - Victor Vũ năm 2016. Đám cưới của họ chỉ có gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết tham dự.

Diễn viên Đinh Ngọc Diệp sinh năm 1984, từng tham gia các phim điện ảnh do chồng thực hiện là Chuyện tình xa xứCô dâu đại chiến phần một, Người bất tử. Cô cũng vào vai khách mời trong Scandal phần hai và giữ vai trò giám đốc sản xuất phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Victor Vũ.

Hậu trường đám cưới năm 2016 của Đinh Ngọc Diệp - Victor Vũ

Hậu trường đám cưới của Đinh Ngọc Diệp - Victor Vũ năm 2016. Video: V.V.

Let's block ads! (Why?)

Đồ hiệu của Seo Ye Ji trong 'Điên thì có sao'

Thứ tư, 1/7/2020, 08:19 (GMT+7)

Seo Ye Ji diện đầm dạ hội, phụ kiện giá hàng nghìn USD của Dior, Cartier, Bvlgari... trong "Điên thì có sao".

Đồ hiệu của Seo Ye Ji

đang gây chú ý khi đóng cùng Kim Soo Hyun trong "". Hóa thân Ko Moon Young - tác giả truyện thiếu nhi thành công, cô gây ấn tượng bởi vẻ lạnh lùng, thần thái sang chảnh và diện loạt đồ hiệu xa xỉ.
Trong tập 4, Seo Ye Ji diện thiết kế trắng của nhà mốt Zimmermann giá 1.360 USD (hơn 31 triệu đồng). Cô kết hợp bông tai Cartier giá 7.500 USD (hơn 174 triệu đồng) và xách túi The Story của thương hiệu Alexander McQueen trị giá 2.190 USD (hơn 50 triệu).

Đồ hiệu của Seo Ye Ji trong 'Điên thì có sao'

Seo Ye Ji trong "Điên thì có sao". Video: tvN.

Trong cảnh phim bên Kim Soo Hyun đầu tập 4, Seo Ye Ji cầm mẫu túi Tango của Moynat giá 3.515 USD (hơn 81 triệu đồng).

Trong cảnh phim bên Kim Soo Hyun đầu tập 4, Seo Ye Ji cầm mẫu túi Tango của Moynat giá 3.515 USD (hơn 81 triệu đồng).

Tập 3, cô mặc đầm đen có bèo nhún ở cánh tay của Magda Butrym giá 1.580 USD (gần 37 triệu đồng) kết hợp đồng hồ hình con rắn Serpenti Tubogas đính 38 viên kim cương của Bvlgari giá 12.700 USD (hơn 295 triệu đồng).

Tập 3, cô mặc đầm đen có bèo nhún ở cánh tay của Magda Butrym giá 1.580 USD (gần 37 triệu đồng) kết hợp đồng hồ hình con rắn Serpenti Tubogas đính 38 viên kim cương của Bvlgari giá 12.700 USD (hơn 295 triệu đồng).

Ở cảnh gặp tên biến thái chặn đường khoe của quý ở tập 3, diễn viên đeo nhẫn B.zero1 Ring của Bvlgari giá 7.100 USD (hơn 164 triệu đồng).

Ở cảnh gặp tên biến thái chặn đường khoe "của quý", diễn viên đeo nhẫn B.zero1 Ring của Bvlgari giá 7.100 USD (hơn 164 triệu đồng).

Cuối tập 2 và đầu tập 3, diễn viên diện thiết kế vintage cổ điển của nhà mốt Dior kết hợp giày Prada đỏ, khuyên tai màu vàng hồng của Cartier giá 5.000 USD (hơn 1,1 tỷ đồng). Theo Naver, tổng giá trị set đồ lên tới gần 2 tỷ đồng.

Cuối tập 2 và đầu tập 3, diễn viên diện thiết kế vintage cổ điển của nhà mốt Dior kết hợp giày Prada đỏ, khuyên tai màu vàng hồng của Cartier giá 5.000 USD (hơn 115 triệu đồng). Theo Naver, tổng giá trị set đồ lên tới gần nửa tỷ đồng.

Diễn viên mặc áo của thương hiệu Hàn Quốc Minjukim giá 515 nghìn won (gần 10 triệu đồng) kết hợp đai da Loewe giá 990 USD (gần 23 triệu đồng). Cô đeo túi của Joy Gryson giá 358 nghìn won (gần 7 triệu đồng) và kính mắt Honghol giá 285 nghìn won (5,5 triệu đồng).

Diễn viên mặc áo của thương hiệu Hàn Quốc Minjukim giá 515 nghìn won (gần 10 triệu đồng) kết hợp đai da Loewe giá 990 USD (gần 23 triệu). Cô đeo túi của Joy Gryson giá 358 nghìn won (gần 7 triệu) và kính mắt Honghol giá 285 nghìn won (5,5 triệu).

Diễn viên chuộng trang sức của Cartier. Cô đeo vòng tay trong bộ sưu tập Juste un Clou giá 7.300 USD (169 triệu đồng) và vòng cổ Necklace giá 5.650 USD (130 triệu đồng).

Diễn viên chuộng trang sức của Cartier. Trong cảnh quay tại nhà riêng ở tập 1, cô đeo vòng tay trong bộ sưu tập Juste un Clou giá 7.300 USD (169 triệu) và vòng cổ Necklace giá 5.650 USD (130 triệu).

Trong cảnh ngồi ăn đầu phim, cô sử dụng túi Givenchy Small GV3 Bag giá 2.650 USD (61,5 triệu đồng) kết hợp giày Jimmy Choo giá 895 USD (20,7 triệu đồng).

Phân cảnh ngồi ăn đầu phim, cô sử dụng túi Givenchy Small GV3 giá 2.650 USD (61,5 triệu) kết hợp giày Jimmy Choo giá 895 USD (20,7 triệu).

Tập 1, diễn viên diện đầm Le Havre của thương hiệu Magda Butrym giá 1.445 USD (hơn 33 triệu đồng). Cô kết hợp túi xách Playnomore giá 136 USD (hơn 3 triệu đồng) và bông tai màu lục bảo của Subyul.

Diễn viên diện đầm Le Havre của thương hiệu Magda Butrym giá 1.445 USD (hơn 33 triệu). Cô kết hợp túi xách Playnomore giá 136 USD (hơn 3 triệu) và bông tai màu lục bảo của Subyul.

Trong poster phim, Seo Ye Ji diện đầm Tulle Ombre High Low Gown của Christian Siriano giá 12.170 (hơn 281 triệu đồng).

Trong poster phim, Seo Ye Ji diện đầm Tulle Ombre High Low Gown của Christian Siriano giá 12.170 USD (hơn 281 triệu).

Ngồi cạnh Kim Soo Hyun, cô diện đầm chiffon của Naeem Khan giá 5.995 USD (gần 139 triệu đồng).

Ngồi cạnh Kim Soo Hyun, cô diện đầm chiffon của Naeem Khan giá 5.995 USD (gần 139 triệu đồng).

Hiểu Nhân (ảnh: tvN, pinterest)

Let's block ads! (Why?)

Trọng tài thay nhầm cầu thủ ở V-League

Sự cố hy hữu xảy ra trong trận Nam Định thắng SLNA 3-0 ở vòng 7 V-League 2020 hôm 30/6.

Hồ Tuấn Tài chờ bogs ra điên để vào sân lại, sau khi bị thay ra nhầm trong trận đấu trên sân Thiên Trường ngày 30/6.

Hồ Tuấn Tài chờ bogs ra điên để vào sân lại, sau khi bị thay ra nhầm trong trận đấu trên sân Thiên Trường ngày 30/6.

Phút 61, khi đang bị dẫn 1-0, HLV Ngô Quang Trường quyết định cho SLNA thay hai người, đưa Nguyễn Quang Tình và Sosesh Alagi vào thay Đặng Văn Lắm và Trần Đình Tiến. Trọng tài Hoàng Thanh Bình mắc lỗi làm số, dẫn tới tình huống đội khách thay nhầm người.

"Tôi đang đá thì thấy giơ biển báo số 10 ra sân nên chạy ra. Tới chỗ cabin, Ban huấn luyện kinh ngạc, nói họ không rút tôi ra, người phải rời sân là Đặng Văn Lắm, số 12", đội trưởng Hồ Tuấn Tài của SLNA nói về tình huống hy hữu tại sân Thiên Trường. "Tôi cùng Ban huấn luyện vội chạy ra 'kiện'. Nhưng khi đó, bóng đã lăn tiếp, nên chúng tôi phải chờ. Trọng tài chính sau đó cho đổi người, tôi lại vào sân đá. Trọng tài thứ tư thừa nhận sai, nói do thay hai người cùng lúc nên vội, dẫn tới làm số nhầm".

Thay đổi nhân sự của HLV Ngô Quang Trường cũng không phát huy tác dụng. Đội khách không những không tìm được bàn gỡ mà còn để Merlo chọ thủng lưới thêm hai bàn ở phút 69 và 72. Qua năm vòng đầu, SLNA giữ sạch lưới, bất bại, đứng đầu bảng điểm V-League 2020. Nhưng chỉ trong hai vòng gần nhất, đội bóng này liên tục thua đậm TP HCM 1-3 rồi

Ở vòng đấu trước, việc thay người ở trận Bình Dương thua Hà Nội 0-2 cũng có lùm xùm. Phút 74, khi đang cần tìm bàn thắng, Bình Dương quyết định thay người lần cuối với ba cầu thủ gồm Tống Anh Tỷ, Hồ Sỹ Giáp và Trần Hoàng Phương. Khi bóng đi hết biên dọc, tổ trọng tài cho Bình Dương thay người và hai cầu thủ Tống Anh Tỷ, Hồ Sỹ Giáp lần lượt được vào sân. Lúc này, Trần Hoàng Phương đang chờ đợi để thay, nhưng tổ trọng tài chưa kịp đưa bảng thì hậu vệ Hồ Tấn Tài đã ném biên, đưa bóng vào cuộc. Bình Dương xem như hết cơ hội thay người.

Ngay lập tức, Ban huấn luyện Bình Dương phản ứng gay gắt. Giám sát trọng tài Trần Khánh Hưng từ khán đài A cũng xuống sân giải thích nhưng không thành. Giám sát trận đấu Lê Hữu Tường cũng can thiệp trong vô vọng.

Tổ trọng tài, gồm trọng tài chính Nguyễn Minh Thuận và trọng tài thứ tư Đỗ Thanh Đệ phải cho dừng trận đấu khoảng ba phút để nghe Bình Dương giải thích. Đội chủ nhà cho rằng chỉ có hai bảng thay người nên trọng tài thứ tư không thể giơ cùng lúc. Trợ lý Nguyễn Đức Cảnh còn chạy đi lấy bảng thay người để minh hoạ. Nhưng cuối cùng, Bình Dương vẫn không được phép thay người thứ năm.

Lâm Thỏa

Let's block ads! (Why?)

Bốn cán bộ điện lực bị kỷ luật

Quảng NinhBốn cán bộ Điện lực Vân Đồn bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức do liên quan việc tính nhầm cho người dân gần 90 triệu đồng tiền điện tháng 5.

Sáng 1/7, ông Vũ Đình Tân, Phó giám đốc Công ty điện lực Quảng Ninh, cho biết ông Đặng Thành, Giám đốc Điện lực Vân Đồn, bị khiển trách; ông Nguyễn Hữu Trọng, Phó giám đốc bị kéo dài thời hạn nâng lương 6 tháng; Trưởng phòng kinh doanh Lưu Sơn Tùng và Tổ trưởng kinh doanh giám sát Đỗ Huy Đạm bị cách chức. "Hai người bị cách chức sẽ làm việc ở vị trí nào là do đơn vị phân công", ông Tân nói.

Cán bộ Điện lực Vân Đồn làm việc với gia đình bà Gái ngày 22/6. Ảnh: Hằng Nga

Cán bộ Điện lực Vân Đồn làm việc với gia đình bà Gái ngày 22/6. Ảnh: Hằng Nga

Trước đó sáng 22/6, bà Đào Thị Gái, 74 tuổi, ở xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, nhận thông báo nộp tiền điện của Điện lực Quảng Ninh với số tiền 89.350.496 đồng, tương đương 27.000 số điện tiêu thụ trong tháng 5. Trong khi gia đình chỉ có 3 người, không kinh doanh, bình quân mỗi tháng sử dụng khoảng 200 số điện.

Lý giải việc này, ông Vũ Đình Tân, Phó giám đốc Công ty điện lực Quảng Ninh, cho biết đây là công tơ điện tử đo từ xa khoảng 50-60 m, qua thiết bị cầm tay. Hôm công nhân đi đo số điện đúng ngày trời mưa, khả năng nước mưa táp vào mặt công tơ kèm bụi khiến mặt công tơ nhòe, số báo về thiết bị không chính xác.

"Đoàn công tác đã lập biên bản, chốt lại số điện với gia đình theo đúng số tiêu thụ thực tế. Chúng tôi đã xin lỗi khách hàng về sự cố trên, khách cũng đồng thuận", ông Tân nói.

Minh Cương

Let's block ads! (Why?)

Sao mỗi người một vẻ khi mặc giống nhau

 là sàn giao dịch hàng hiệu chính hãng đã qua sử dụng, nơi cộng đồng đam mê hàng hiệu Việt có thể tham gia ký gửi, mua bán các sản phẩm cùng loạt dịch vụ hỗ trợ như: kiểm định, cho thuê và sửa chữa, phục hồi hàng hiệu.

Người tiêu dùng và độc giả có thể đóng góp ý kiến dưới mỗi bài viết để cùng chia sẻ, kết nối với cộng đồng yêu thích hàng hiệu và thời trang cao cấp.

Let's block ads! (Why?)

Đề xuất phân loại 17 hạng bằng lái xe gây tranh luận

Chuyên gia Nguyễn Văn Thanh nói ông là người trong ngành nhưng thấy "rối mù" khi đọc các hạng bằng lái xe mới theo dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).

Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đề xuất chia giấy phép lái xe ra thành thay vì 13 hạng như hiện nay.

Theo đó, hiện nay bằng lái hạng A1 cho phép điều khiển xe máy có dung tích xy-lanh từ trên 50cc đến dưới 175cc; bằng A2 cấp người điều khiển xe trên 175cc. Dự thảo mới quy định, hạng A1 sẽ chỉ được điều khiển xe máy có dung tích xy-lanh đến 125cc; hạng A sẽ được cấp phép điều khiển cho xe máy có dung tích trên 125 cc.

Với các mẫu xe phổ thông có dung tích dưới 175 cc như Honda SH 150, Airblade 150, Honda Winner, Yamaha Exciter 135..., hiện nay người dân có thể điều khiển khi sử dụng bằng A1; còn theo dự thảo mới phải là bằng A. Bằng A cũng được điều khiển xe phân khối lớn trên 175cc như hạng A2 trước đây.

Ngoài ra, dự thảo Luật còn đề xuất bằng lái A0 cho xe máy dung tích dưới 50cc và xe điện dưới 4kw.

Cũng theo dự thảo Luật, bằng lái xe ôtô hạng B1 sẽ không được phép điều khiển ôtô, thay vào đó hạng B1 được cấp cho người lái xe môtô 3 bánh. Hạng B2 sẽ cấp cho người lái xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi hoặc xe tải có khối lượng hàng không vượt quá 3,5 tấn.

Tuy nhiên tài xế chỉ được phép điều khiển các loại xe kể trên với thiết kế số tự động. Hiện nay hạng B2 cho phép lái xe kinh doanh vận tải đến 9 chỗ và dưới 3,5 tấn.

Để được cấp phép điều khiển cả xe số sàn và số tự động thì tài xế cần được cấp bằng B theo dự thảo mới.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng được phân nhỏ bằng lái theo từng loại xe, có thêm các loại bằng lái như BE, C1E, D1E... theo từng loại tải trọng xe.

Bằng lái xe hiện tại cho Bộ Giao thông cấp. Ảnh:Phương Sơn.

Bằng lái xe hiện tại cho Bộ Giao thông cấp. Ảnh:Phương Sơn.

Nhận xét về đề xuất trên, chuyên gia giao thông Nguyễn Văn Thanh cho rằng, ông là người công tác lâu năm trong ngành, đọc các loại bằng theo dự thảo Luật thấy "rối mù", như vậy người dân sẽ càng thấy phức tạp, cơ quan chức năng cũng quản lý khó khăn hơn trước. "Đơn cử, loại bằng B1 cấp cho người lái ôtô đã quen thuộc với người dân, nay chỉ cấp cho xe ba bánh", ông Thanh nói.

Theo ông Thanh, sau khi thay đổi loại bằng lái, người dân có thể phải đổi bằng gây lãng phí vì đến lúc nào đó nhà nước cần có sự quản lý thống nhất. Ngoài ra, tâm lý người dân muốn đổi bằng mới hơn là sử dụng bằng cũ, nên sẽ phải bỏ thời gian và chi phí đi đổi.

Ông Thanh cũng cho biết, không đồng tình với việc cấp bằng lái A0 cho xe dưới 50cc và xe điện, vì quy định này bắt buộc học sinh phải học và thi lấy bằng lái xe, sẽ gây phiền hà và tốn kém cho nhiều gia đình, có thể nảy sinh tiêu cực. Thay vào đó, cần đưa các nội dung giáo dục an toàn giao thông vào chương trình học để nâng cao kiến thức cho học sinh.

Ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Hà Nội, cũng cho rằng, việc chia nhỏ các loại bằng lái xe là không cần thiết, vì gây khó nhận biết cho người dân và dẫn đến nhiều thắc mắc không đáng có.

"Luật cần dễ hiểu với số đông người dân thì mới dễ thực thi", ông Liên nói.

Bà Phan Thị Thu Hiền - Phó tổng cục trưởng Đường bộ, đại diện Ban soạn thảo, lý giải đề xuất phân chia nhiều loại bằng là học tập theo công ước quốc tế. "Việc phân chia thành nhiều loại giấy phép lái xe để phù hợp tổ chức giao thông và tập huấn cho tài xế", bà HIền nói.

Để đảm bảo quyền lợi của người dân, bà Hiền cho biết, những loại giấy phép lái xe cũ trước khi Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) ban hành vẫn có hiệu lực, người dân không phải đi đổi giấy phép mới nếu không có nhu cầu. Khi giấy phép lái xe được cấp mới hoặc đổi thì được tuân theo Luật mới, không phát sinh thêm thủ tục cho người dân.

"Không có chuyện người đang có bằng B1 không được lái ôtô hay bằng A1 không được lái xe SH. Người dân đã được cấp giấy phép lái xe thì cứ sử dụng bình thường", bà Hiền nói.

Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho biết, Ban soạn thảo đang ghi nhận các ý kiến của người dân để sửa đổi phù hợp.

Đoàn Loan

Let's block ads! (Why?)

Công ty xiếc lớn nhất thế giới xin phá sản

CanadaCirque du Soleil - công ty sản xuất các show xiếc đương đại lớn nhất thế giới - nộp đơn xin bảo hộ phá sản vì dịch.

Theo CNN, hôm 29/6 công ty nộp đơn xin phá sản với lý do "các show diễn bị hoãn, hủy vì đại dịch". Cirque du Soleil hiện nợ khoảng 1 tỷ USD và không có khả năng chi trả vì hoạt động biểu diễn bị ngưng trệ từ ba tháng trước. Công ty cũng cắt giảm khoảng 3.500 nhân viên, nghệ sĩ của các đoàn xiếc.

Hình ảnh một buổi diễn của Cirque Du Soleil. Ảnh: Cirque Du Soleil.

Một buổi diễn của Cirque Du Soleil. Ảnh: Cirque Du Soleil.

Trong đơn, Cirque du Soleil xin chính quyền Canada và một số công ty tư nhân hỗ trợ trả nợ. Một nhóm cổ đông sẽ rót thêm 300 triệu USD để giúp công ty vận hành trong quá trình xin bảo hộ phá sản. Daniel Lamarre - CEO công ty - cho biết tạo một quỹ 20 triệu USD để hỗ trợ những nhân viên của công ty bị ảnh hưởng. Khoảng 5 triệu USD được dùng chi trả cho các nghệ sĩ tự do, không ký hợp đồng với công ty.

Cirque du Soleil thành lập năm 1984 bởi hai nghệ sĩ xiếc đường phố Guy Laliberté và Gilles Ste-Croix tại Montreal, Canada. Sau vài show diễn thành công, tổ chức nhận tài trợ từ chính quyền Canada và mở rộng quy mô chương trình.

Cirque du Solei phát triển nhanh chóng trong thập niên 1990, tổ chức 300 show một năm, doanh thu thường niên khoảng 1 tỷ USD. Công ty bắt đầu tổ chức các buổi diễn quanh năm tại Las Vegas, Mỹ. Nhóm nổi tiếng với các vở xiếc theo chủ đề như The Beatles Love, Michael Jackson One...

Cirque du Soleil tiết mục

Trích đoạn một buổi diễn của "Cirque du Soleil". Video: Cirque du Soleil.

Đạt Phan (theo CNN)

Let's block ads! (Why?)

Hoàng Yến Chibi, Jun Vũ kỷ niệm tình bạn

Hoàng Yến Chibi nói: "Nhiều người nhìn vào tưởng tôi và Jun Vũ thuộc kiểu người nhẹ nhàng, nữ tính nhưng thật ra chúng tôi cũng có máu 'điên' trong người. Khi gặp chủ đề mới hay có ý tưởng nào hay, cả hai có thể nói không nghỉ, thậm chí suy nghĩ một ngày nào đó sẽ cùng nhau biến nó thành sự thật".

Let's block ads! (Why?)

Hazard bị phạm lỗi trung bình 23 phút một lần

Tiền đạo Real Madrid, Eden Hazard phải nhận 44 pha phạm lỗi chỉ trong 14 trận La Liga.

mới chơi 14 trận từ khi đầu quân cho . Do chấn thương, anh vắng mặt 18 trận còn lại. Một phần nguyên nhân của chấn thương là những pha phạm lỗi mà Hazard thường xuyên phải nhận.

Trong 14 lần vào sân, Hazard thi đấu 1.008 phút. Anh phải nhận 44 pha phạm lỗi trong những trận này, với tỷ lệ trung bình 23 phút một lần bị phạm lỗi.

Hazard luôn là mục tiêu đánh chặn của đối thủ. Ảnh: Reuters.

Hazard luôn là mục tiêu đánh chặn của đối thủ. Ảnh: Reuters.

Theo tờ Marca, phong cách chơi bóng là nguyên nhân mang lại rắc rối cho Hazard. Ngôi sao người Bỉ có thói quen đi bóng cắt mặt từ cánh trái, rồi rê vào trung lộ bằng chân phải. Biết trước điều Hazard sẽ làm, đối thủ thường chọn phạm lỗi khi không kịp điều chỉnh tư thế.

Những gì xảy ra với Hazard dễ gây liên tưởng đến Arjen Robben, cầu thủ cũng phải nhận nhiều pha phạm lỗi khi rê bóng cắt mặt từ cánh phải. Robben từng nghỉ thi đấu thường xuyên trong giai đoạn đầu sự nghiệp, khi chơi cho Chelsea và Real.

Hazard cũng đầu quân cho Real từ Chelsea, trong vụ chuyển nhượng trị giá 110 triệu USD năm 2019. Sau thời gian dài dưỡng thương, nhờ giai đoạn hoãn do dịch, anh đang có cơ hội tỏa sáng trong những trận cuối. Real hiện sau 32 vòng, với hai điểm nhiều hơn Barca.

Hazard mới ghi một bàn trong 14 trận La Liga. Anh cần thời gian để đạt thành tích ghi trung bình 16 bàn mỗi mùa như thời còn chơi cho Chelsea.

Hazard bị phạm lỗi trung bình 23 phút một lần - 2

Thanh Quý (theo Marca)

Let's block ads! (Why?)