Trong khi giới chức Tây Ban Nha khuyến cáo người dân nên ở nhà trong mùa dịch Covid-19 thì có một số người vẫn phải ở ngoài đường, do đường phố chính là mái nhà của họ.
Chính quyền Tây Ban Nha, quốc gia đứng thứ tư thế giới về số ca nhiễm Covid-19 đã tiến hành phong tỏa toàn quốc để ngăn dịch bệnh phát tán, kéo theo hàng loạt cửa hàng, văn phòng đóng cửa và khiến nhiều thành phố ở đất nước này như ‘bị bỏ hoang’.
Tại thành phố Barcelona trước vốn thường nhộn nhịp nay vắng vẻ vì dịch bệnh, những người vô gia cư với nhiều chiếc hộp và chăn, nệm hoặc lều đã làm loãng bớt bầu không khí trống vắng đang bao trùm tại thành phố này. Vỉa hè và cửa ra vào các cửa hàng đã đóng cửa do dịch bệnh trở thành nơi những người vô gia cư ngả lưng sau một ngày mệt nhọc.
“Cứ như có một vụ nổ hạt nhân tại đây vậy, và (mọi người) như trốn hết trong các hầm trú ẩn. Chỉ có chúng tôi, những người vô gia cư, là bị bỏ lại ở bên ngoài", hãng tin AP trích lời anh Gana, một người vô gia cư nói.
Bởi lệnh phong tỏa được áp dụng, nên rất nhiều trung tâm cho người vô gia cư tại thành phố này đã đóng cửa hoặc giảm bớt thời gian hoạt động. “Tôi từng nghĩ rằng tôi đã nhìn thấy mọi thứ trong suốt 12 năm sống ngoài đường, nhưng không. Sự tĩnh lặng suốt cả ngày đang khiến tôi sợ hãi… hơn cả với virus Covid-19. Và tiếng động duy nhất là từ động cơ xe máy của lực lượng cảnh sát” , một người vô gia cư tên Ricardo nói.
|
Một người vô gia cư sống ngồi trên đường phố Barcelona. Ảnh: AP |
|
Một túp lều của người vô gia cư được dựng tại nơi công cộng ở Barcelona. Ảnh: AP |
|
Một người vô gia cư ngồi chơi đàn ghi-ta trên đường phố Barcelona. Ảnh: AP |
|
Một người vô gia cư tới từ châu Phi ngồi trên đường phố Barcelona. Ảnh: AP |
|
Một người vô gia cư đang say giấc trên đường phố ở Barcelona. Ảnh: AP |
|
Một người vô gia cư đang ngồi một mình trong sự tĩnh lặng. Ảnh: AP |
|
Anh Ricardo đang ngồi trên đường phố Barcelona. Ảnh: AP |
|
Một người vô gia cư đang nằm ngủ trước một cửa hàng đã đóng cửa. Ảnh: AP |
Theo VietNamNet
Xem link gốcẨn link gốc https://ift.tt/39gCA0V
Let's block ads! (Why?)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét