Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Chuyên gia dự đoán 'chi tiêu bù' hàng hiệu sau dịch

Nhiều người dự đoán sau khi bán những món thời trang để trang trải cuộc sống thời dịch, các tín đồ sẽ chi tiêu bù để lấp đầy tủ đồ của mình.

"Chi tiêu bù" sau là xu hướng được nhiều chuyên gia dự đoán. Sau gần một tháng cách ly tại nhà, ngoại trừ nhu yếu phẩm, người dân toàn cầu ít chi tiêu, mua sắm. Tờ Jing Daily cho biết tại Trung Quốc, khi dịch có dấu hiệu suy giảm, các cửa hàng tiếp đón khách trở lại. Dù số lượng hạn chế nhưng cho thấy nhu cầu mua sắm của người dân nơi đây.

Theo đó, trung tâm thương mại cao cấp Hangzhou Tower chỉ mở cửa 5 tiếng hôm 22/2, nhưng doanh số thu về vượt năm ngoái. Ngày 14/3, các cửa hàng tại quận Sanlitun - trung tâm mua sắm của Bắc Kinh - có nhiều người mua trở lại. Tiệm trà sữa Heytea hay Apple Store cũng có nhiều khách xếp hàng.

Nhiều khách ghé các cửa hàng tại quận Sanlitun - trung tâm mua sắm của Bắc Kinh. Ảnh: Jing Daily.

Nhiều khách ghé các cửa hàng tại quận Sanlitun - trung tâm mua sắm của Bắc Kinh. Ảnh: Jing Daily.

Thị trường thương mại điện tử Trung Quốc có nhiều dấu hiệu khả quan. Vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, doanh thu các thương hiệu trên trang Tmall tăng trưởng hai con số, hơn hẳn năm ngoái. Mỹ phẩm Estée Lauder, Lancôme hay thời trang thể thao Nike doanh thu cao.

Dù vậy, một nghiên cứu khác cho rằng người dân khá "tỉnh táo" khi mua sắm và "chi tiêu bù" có thể không trở thành xu hướng trên thị trường hàng hiệu. Theo báo cáo của Ruder Finn, có đến 82% trong số 800 người thu nhập hơn một triệu Nhân dân tệ nói Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế của họ, nhất là độ tuổi 36-45. Họ sẽ cắt giảm chi tiêu trang sức, túi xách và các sản phẩm làm đẹp, nhưng sẵn sàng chi tiền du lịch và ăn tối tại nhà hàng sang trọng. 

Trước đó, vì suy thoái kinh tế do dịch, nhiều tín đồ thời trang quyết định bán túi, giày dép hiệu để trang trải chi tiêu. Rachel - nữ tiếp viên Hong Kong (Trung Quốc) - cho biết thường mua đồ xa xỉ ở châu Âu và bán lại cho giới thượng lưu tại quê nhà. Cô chỉ giữ lại món mình thích. Nhưng khi dịch bùng phát, Rachel bán chiếc túi Chanel và đồng hồ "cưng" với 60.000 HKD (181 triệu đồng). "Tôi có thể bị mất việc bất cứ lúc nào, vậy nên tôi cần tiền để phòng hờ", cô nói. 

Nhiều tín đồ hàng hiệu quyết định bán những chiếc túi yêu thích để trang trải thời dịch. Ảnh: Missoula Current.

Nhiều tín đồ hàng hiệu quyết định bán những chiếc túi yêu thích để trang trải thời dịch. Ảnh: Missoula Current.

Nhiều tín đồ khác cũng có xu hướng giảm bớt tủ đồ của mình. Theo tờ Nikkei Asia Review, trong khi doanh số trang sức, đồng hồ và quà tặng xa xỉ hồi tháng một giảm 42%, thì thị trường hàng hiệu secondhand lại tăng trưởng.

Tại Việt Nam, trang hàng hiệu đã qua sử dụng Joolux ghi nhận sự thay đổi tương tự. Theo ông Tạ Xuân Hiển - CEO , số lượng giao dịch hàng hiệu mới tại Việt Nam giảm 19%, trong khi tổng giao dịch đồ secondhand tăng 25%, dù dịch đang diễn biến phức tạp. 

Nhiều người dự đoán sau khi bán những món đồ yêu thích, các tín đồ sẽ chi tiêu bù để lấp đầy tủ đồ của mình. Nhưng Gao Ming - Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Ruder Finn - cho rằng: "Chi tiêu bù sẽ không trở thành hiện tượng chung. Người tiêu dùng có thể có nhu cầu ở một số ngành xa xỉ phẩm nhất định. Tuy nhiên, các thương hiệu đang phải đối mặt với thách thức lớn khi khách cắt giảm chi tiêu và họ phải học cách xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng hậu đại dịch".

Vân Nguyễn tổng hợp

 là sàn giao dịch hàng hiệu chính hãng đã qua sử dụng, nơi cộng đồng đam mê hàng hiệu Việt có thể tham gia ký gửi, mua bán các sản phẩm cùng loạt dịch vụ hỗ trợ như: kiểm định, cho thuê và sửa chữa, phục hồi hàng hiệu.

Người tiêu dùng và độc giả có thể đóng góp ý kiến dưới mỗi bài viết để cùng chia sẻ, kết nối với cộng đồng yêu thích hàng hiệu và thời trang cao cấp.

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét