Thanh HóaÔng Bùi Quốc Toàn, 60 tuổi, Trưởng phòng Quản lý công chức, viên chức thuộc Sở Nội vụ tỉnh bị bắt với cáo buộc tổ chức đánh bạc.
Sáng 1/6, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Xuân Thủy xác nhận ông Toàn bị bắt tại nhà riêng vào chiều 31/5. "Trong ngày nghỉ, ông Toàn gọi ba người bạn đến nhà ở Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương chơi bài ăn tiền và bị cảnh sát hình sự bắt quả tang", ông Thủy cho hay.
Ông Toàn và ba người đang bị tạm giữ tại Công an thành phố Thanh Hóa để điều tra cáo buộc đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Việc khám nhà đã được thực hiện. Số tiền đánh bạc chưa công bố.
Ông Toàn sắp nghỉ hưu. Lãnh đạo Sở Nội vụ cho hay chưa từng nghe thông tin hay nhận phản ánh việc ông Toàn ham cờ bạc.
Chính phủ đề xuất phương án chuyển các dự án cao tốc Bắc Nam từ hình thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công.
Chiều 1/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cao tốc Bắc Nam.
Hiện Chính phủ kiến nghị 3 phương án chuyển đổi các dự án liên quan. Phương án một, toàn bộ 8 dự án được chuyển từ đầu tư xã hội hóa sang đầu tư công. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 99.493 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách 55.000 tỷ đồng và bổ sung khoảng 44.493 tỷ đồng từ vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025.
Phương án này có ưu điểm là đảm bảo các dự án cao tốc Bắc - Nam triển khai đúng tiến độ Quốc hội đề ra, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Nhà nước phải bổ sung 44.493 tỷ đồng.
Phương án 2, Chính phủ đề xuất chuyển 5 dự án sang đầu tư công gồm 4 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45 dài 63 km; quốc lộ 45 - Nghi Sơn dài 43 km; Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50 km và Phan Thiết - Dầu Giây dài 99 km) và một dự án không có nhà đầu tư đăng ký tham gia là đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Ba dự án còn lại tiếp tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP.
Theo phương án này, tổng mức đầu tư 8 dự án là 100.250 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước khoảng 88.056 tỷ đồng; vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 12.194 tỷ đồng.
Phương án 3, chuyển đổi hình thức đầu tư 3 dự án gồm hai dự án cấp bách là đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45, Phan Thiết - Dầu Giây và Vĩnh Hảo - Phan Thiết. 5 dự án cao tốc còn lại tiếp tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP. Với phương án này, tổng mức đầu tư khoảng 100.816 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước khoảng 78.461 tỷ đồng, vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 22.355 tỷ đồng.
Chính phủ đánh giá phương án 2 và 3 cần ít vốn ngân sách hơn, nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro, khi nguồn vốn tín dụng ngày càng thắt chặt, nguy cơ không đảm bảo hoàn thành theo tiến độ yêu cầu của Quốc hội.
Sau hơn 2 năm triển khai, các dự án cao tốc theo hình thức đầu tư PPP phát sinh nhiều vấn đề, chủ yếu liên quan tới tính khả thi huy động vốn dự án. Ước tính các nhà đầu tư phải huy động khoảng 35.000 tỷ đồng khi làm các dự án này, thông qua vốn vay ngân hàng. Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, đây là số vốn tương đối lớn, khó huy động ngay. Thực tế như dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, số vốn cần huy động 6.000 tỷ đồng nhưng cũng phải thông qua 4 ngân hàng thu xếp trong vài năm.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, với tình hình hiện nay khả năng cung ứng vốn cho các dự án rất khó khăn. Đến cuối tháng 3, các ngân hàng cam kết cho vay các dự án BOT khoảng 182.000 tỷ đồng, dư nợ 112.000 tỷ. Trong 116 dự án thì có 59 dự án khó khăn, khoảng 53.000 tỷ đồng có khả năng chuyển nợ xấu.
Về phía Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có 2 nhóm ý kiến, trong đó một nhóm cho rằng việc chuyển đổi 8 dự án từ vốn xã hội hóa sang đầu tư công là hoàn toàn khả thi. Song cũng có nhiều ý kiến không đồng ý, vì đã có 7 trong 8 dự án thu hút từ 2 nhà đầu tư trở lên qua vòng sơ tuyển. Việc liên tục hủy sơ tuyển với dự án cao tốc Bắc Nam sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín Nhà nước, dư luận và tâm lý nhà đầu tư. Chưa kể, Chính phủ đề xuất bố trí bổ sung 44.493 tỷ đồng (tương đương 80,89% tổng số vốn kế hoạch) cho dự án trong giai đoạn 2021-2025 là không phù hợp.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam là công trình quan trọng quốc gia ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2017-2020, trong đó có 3 dự án đầu tư công, 8 dự án theo hình đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT.
Năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã sơ tuyển các nhà đầu tư quốc tế cho 8 dự án cao tốc này. Tuy nhiên, sau đó lại hủy kết quả sơ tuyển do "số lượng nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển không nhiều, tính cạnh tranh không cao". Cuối năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải lại sơ tuyển các nhà đầu tư trong nước cho các dự án, đến nay đã hoàn thành vòng sơ tuyển.
Tháng 3/2020, Chính phủ cho biết sẽ đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép chuyển hình thức đầu tư của 8 dự án cao tốc Bắc Nam sang đầu tư công.
Kim Hee Ae - bà cả phim "Thế giới hôn nhân" - dẫn đầu bảng xếp hạng diễn viên nổi tiếng trong tháng 5 tại Hàn Quốc.
Sáng 1/6, Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc công bố Bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu của diễn viên truyền hình trong tháng 5. đứng hạng nhất nhờ sức hút của vai viễn Sun Woo trong Thế giới hôn nhân. Diễn xuất của cô được khán giả nhận xét chân thực, tạo đồng cảm với người xem. Phim hôm 16/5 với tỷ lệ người xem 28,4% - cao nhất lịch sử đài cáp Hàn Quốc.
Kết quả này dựa trên phân tích các dữ liệu liên quan như: độ phủ trên các phương tiện truyền thông, mức độ quan tâm và tương tác trên mạng xã hội... của 50 diễn viên từ ngày 30/4 - 30/5.
Kim Hee Ae sinh năm 1967, là tên tuổi gạo cội màn ảnh Hàn. Cô nổi tiếng với loạt phim Sons and Daughters, Perfect Love, Người tình của chồng tôi, Người vợ đáng thương, Secret Affair... Cô nhiều lần đoạt giải "Diễn viên xuất sắc" tại Baeksang Arts Awards - giải thưởng uy tín của Hàn Quốc ở cả hai mảng điện ảnh, truyền hình.
- người thứ ba Da Kyung - và - gã chồng bội bạc Tae Oh - trong Thế giới hôn nhân lần lượt giữ vị trí số hai, ba. Phim giúp tên tuổi cả hai đến gần hơn với công chúng.
Lee Min Ho dừng chân ở vị trí thứ sáu với vai diễn hoàng đế Lee Gon trong phim Quân vương bất diệt. Tác phẩm khi liên tục giảm tỷ lệ người xem trên đài SBS. Tập 13 (phát sóng hôm 30/5) rating chạm mức thấp nhất 5,6%. Trên các diễn đàn, mạng xã hội, khán giả nhận xét phim có nội dung khó hiểu, diễn biến chậm. Trong khi đó, Lee Min Ho gây thất vọng với thể hiện một màu, biểu cảm đôi lúc gượng gạo. Bạn diễn của anh - Kim Go Eun - xếp thứ chín. Cả hai bị đánh giá thiếu tương tác, không tạo được cảm xúc cho người xem khi vào vai cặp tình nhân.
Top 10 bảng xếp hạng còn có sự góp mặt của Jo Jung Suk (4), Yoo Yeon Seok (5), Jeon Mi Do (7), Jung Kyung Ho (8), Park Hae Jin (10).
Chỉ sau 1 năm được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình mới, bé Primrose đã có nhiều khác biệt.
Năm ngoái, bé gái có tên là Primrose Lin, 5 tuổi, nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người trên khắp thế giới với câu chuyện về đôi mắt màu xanh thẳm kì lạ của mình gây ra bởi hội chứng hiếm gặp. Giờ đây, em đã có cuộc sống hạnh phúc trong vòng tay gia đình bố mẹ nuôi của mình.
Vì căn bệnh mắt cực hiếm bẩm sinh nên Primrose bị tăng áp và bong võng mạc ở một bên mắt trong khi mắt chỉ còn lại một nửa kích thước. Ngoài ra, hội chứng này còn làm đôi mắt của em biến thành màu xanh thẳm, gây ra đau đớn khiến đứa trẻ buộc phải trải qua phẫu thuật loại bỏ chúng.
Mẹ nuôi của bé Primrose, Eryn Austin, cho biết con gái nuôi của cô đã từng sống trong những cơn ác mộng không ngừng khi phải khóc thét vì đau đớn 16 tiếng đồng hồ/ngày.
Thời điểm vợ chồng Eryn nhận nuôi Primrose từ một trại trẻ mồ côi ở Trung Quốc, cả hai đã nhận được thông tin đứa trẻ này bị mù và có nhiều khả năng sẽ bị điếc. Khi ấy, bé gái này đã sớm bị ngó lơ ở trại trẻ mồ côi và không được cho học những kỹ năng cơ bản nhất như cách uống nước. Bé Primrose từng bị những đứa trẻ khác trêu chọc là "quái vật". Chúng thường hét lên và bỏ chạy mỗi khi cô bé xuất hiện. Thế nhưng, đối với Eryn, cô lại thấy bé Primrose vô cùng xinh đẹp, nhất là với đôi mắt đặc biệt kia.
Eryn chỉ nhìn vào một bức ảnh của Primrose và lập tức đặt vé bay nửa vòng Trái đất để đến nơi nhận nuôi đứa trẻ. Gia đình cô đưa thành viên mới về nhà họ ở Buford, Georgia, Mỹ, nơi bé Primrose được nuôi dưỡng và trưởng thành cùng 2 người con lớn hơn của Eryn.
Thời gian đầu về với gia đình mới, Primrose vẫn sống trong những cơn khủng hoảng bệnh tật tận 8 tháng và 11 chuyên gia rất đau đầu mong tìm ra nguyên nhân khiến em phải khổ sở như vậy. Đứa trẻ này không chịu ăn uống nên Eryn không còn cách nào khác là ép đưa thức ăn và thức uống dạng lỏng vào miệng con gái nuôi để giữ cho em không bị kiệt sức.
Kết quả chụp MRI xác định bé Primrose mắc phải hội chứng hiếm gặp 6p25, gây ra những biến chứng mắt khác nhau. Bác sĩ khuyên gia đình nên cho tiến hành phẫu thuật loại bỏ đôi mắt của Primrose và may mắn là điều này đã giúp đứa trẻ hồi phục một cách thần kỳ. Ngoài ra, bé Primrose cũng không bị điếc hoàn toàn mà chỉ cần nhờ đến thiết bị trợ thính thì có thể nghe rõ hơn.
Sau đó, bé Primrose bắt đầu học đi và những kí hiệu ngôn ngữ cơ thể đơn giản để giao tiếp.
"Việc loại bỏ đôi mắt cho con bé là một quyết định vô cùng khó khăn nhưng đó là điều đúng đắn nên làm. Tôi chưa từng tưởng tượng được rằng con bé sẽ hồi phục nhanh chóng chỉ sau 2 tuần. Đó chính xác là phép màu, chỉ 2 ngày sau, Primrose đã có thể đứng được sau hàng tháng trời và cười tươi. Tình trạng các bộ phận khác của cơ thể cũng bắt đầu chuyển biến tích cực" - Eryn kể lại.
Nhiếp ảnh gia Paige Ewing đã thực hiện một bộ ảnh cho bé Primrose trước khi đôi mắt của em được loại bỏ cho thấy đứa trẻ này đang được gia đình mới vô cùng yêu thương.
"Tôi muốn chia sẻ với mọi người sự hy sinh của gia đình Austin. Những bức ảnh của tôi thể hiện sự khác biệt độc đáo của bé Primrose và đứa trẻ này đã thực sự trở thành một thành viên trong gia đình mới. Họ đã ôm đứa trẻ như thể đó là con ruột của họ" - nhiếp ảnh gia Paige chia sẻ.
Trên Instagram cá nhân, Eryn cũng thường chia sẻ những bức ảnh chụp gia đình hạnh phúc, tất nhiên là có cả sự hiện diện của bé Primrose. Đứa trẻ này giờ đã biết đứng và biết ăn. Eryn không thể chờ cho đến khi con học thêm nhiều điều mới mẻ.
Đứa trẻ bệnh tật năm nào giờ đã có sự thay đổi ngoạn mục.
Bé Primrose đang sống trong vòng tay yêu thương của gia đình mới.
Hành trình trưởng thành của bé Primrose được Eryn chia sẻ trên Instagram.
Từ người bạn trung thành với người dân vùng cao đến giống chó được giới nhà giàu săn lùng, cuối cùng chó ngao Tây Tạng lại trở thành những con vật bị ghẻ lạnh, căm ghét, thậm chí bị đánh đập đến chết...
Trong truyện kể dân gian ở Tây Tạng (Trung Quốc), loài chó ngao đặc hữu đã giúp mang đến những hạt giống đại mạch đầu tiên lên vùng cao nguyên này. Trên thực tế, chó ngao Tây Tạng cũng là giống loài trung thành, canh giữ rất cẩn mật đối với nhà cửa và gia súc của người dân. Thế nhưng, trong những năm gần đây, chó ngao Tây Tạng không chỉ tăng trưởng đột biến về số lượng mà còn trở nên hung tợn và bất trị. Lí do là vì đâu?
Chó ngao Tây Tạng - kẻ canh gác dũng mãnh của cao nguyên
(Ảnh: VCG)
Thoạt nhìn, ai cũng ấn tượng với vẻ ngoài to lớn và mạnh mẽ của chó ngao Tây Tạng. Chúng nặng từ 55 đến 90 kg, tương đương với trọng lượng của người trưởng thành. Bộ lông của chúng rất dày, có màu từ đen sẫm đến vàng đồng, thích hợp để chống chọi với cái rét trên cao nguyên Thanh Tạng. Ngoài ra, bí mật về sức khỏe và sự dẻo dai của giống chó này là được lai chủng với chó sói từ thời tiền sử.
Ngao Tây Tạng thường ngủ vùi suốt cả ngày để tiết kiệm năng lượng, nhưng sẽ trở thành những kẻ canh gác sắc bén nhất vào ban đêm. Chúng có trí nhớ khá tốt, có thể nhận ra từng con cừu hay gia súc mà mình phải canh gác; từ đó biết bảo vệ vật nuôi khỏi thú dữ như sói, gấu, báo hoa mai... Có giai thoại còn cho rằng ngao Tây Tạng có thể hợp sức để giết hổ. Trong lịch sử phong kiến, giống chó này cũng được huấn luyện để phục vụ quân đội triều nhà Nguyên.
Cơn sốt chó ngao và kết cục buồn
Bắt đầu từ những năm 1990, cơn sốt chó ngao Tây Tạng đã càn quét khắp Trung Quốc. Trước đó, chỉ có các đền chùa hay địa chủ mới có đủ nguồn lực tài chính để huấn luyện chó ngao. Vì vậy, mọi người đều cho rằng ngao Tây Tạng là biểu tượng cho tiền tài và địa vị. Đến năm 2004, cơn sốt này bước vào giai đoạn nóng hổi nhất, với mức giá cho một con "thần khuyển" Tây Tạng lên tới 1,9 triệu USD (hơn 44 tỷ đồng theo tỷ giá hiện nay).
(Ảnh: Instagram, Shutterstock)
Các trung tâm phối giống ở tỉnh Thanh Hải và khu tự trị Tây Tạng đã từng nuôi mộng làm giàu nhờ con sốt chó ngao. Tuy nhiên, nguồn cung ngày càng bị nới rộng và thổi phồng quá mức, cuối cùng thị trường cũng không thể chấp nhận nổi những mức giá phi lý.
Từ năm 2013, chó ngao Tây Tạng trở thành món hàng hết thời và dần bị ghẻ lạnh. Đến năm 2015, khoảng 2.000 trong tổng số 3.000 cơ sở lai giống ở Tây Tạng đã phải đóng cửa do nhu cầu sụt giảm. Giá một chú chó ngao từ mức đỉnh điểm 2 triệu USD đã giảm xuống chỉ còn chưa tới 1.500 USD (từ 46 tỷ xuống còn 35 triệu đồng).
Cùng lúc đó, những người nuôi chó theo phong trào đã "cả thèm chóng chán" và vứt bỏ thú cưng của mình. Một số nông dân Tây Tạng cũng bỏ mặc chó ngao và đàn gia súc, đi đến thị trấn để chạy theo làn sóng kinh doanh đông trùng hạ thảo. Các yếu tố nói trên đã kết hợp với nhau và làm bùng nổ số lượng chó hoang khắp vùng cao nguyên Thanh Tạng.
Cơn sốt chó ngao hạ nhiệt đã khiến hàng vạn "thần khuyển" trở thành kẻ "vô gia cư". Sau đó, khi chúng tấn công người dân và gia súc đã bị người dân đánh đập không thương tiếc (Ảnh: AP, Gangri Neichog)
Sau đó, những con chó ngao mạnh mẽ nhưng bất trị đã tấn công con người, thậm chí đe dọa thiên nhiên hoang dã. Ban đầu, chúng săn cừu Bharal (cừu hoang Himalaya), kế đó nhắm vào chính những đàn gia súc mà mình từng có nhiệm vụ bảo vệ. Ngoài ra, các video do cư dân địa phương ghi lại cho thấy thỉnh thoảng chó ngao Tây Tạng còn tàn sát cả sói, gấu, báo hoa...
Thách thức của các trung tâm cứu trợ động vật
Khi mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng, chính quyền địa phương đã quyết định đưa chó hoang vào các cơ sở cứu trợ động vật và đền chùa để chăm sóc, kiểm soát. Thế nhưng có rất nhiều vấn đề phát sinh tiếp theo. Ví dụ như tại một trung tâm động vật của huyện Nangquian, tỉnh Thanh Hải, khoảng 600 con chó ngao Tây Tạng được cưu mang đã tiêu thụ hết 400 kg bột mì cho bữa ăn mỗi ngày, như vậy chi phí hàng tháng lên tới 3.000 USD (gần 70 triệu đồng) chỉ riêng cho phần thức ăn.
Một trung tâm động vật ở Thanh Hải đã chăm sóc cho hàng trăm con chó ngao Tây Tạng bị bỏ rơi (Ảnh: VCG)
Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn Gangri Neichog, khoảng 14.000 trong số 50.000 con chó ở thành phố Golog (tỉnh Thanh Hải) là chó hoang. Các trung tâm động vật nhanh chóng bị quá tải trong khi bầy chó không ngừng sinh sản thêm.
Đến năm 2017, các trung tâm đã quyết định triệt sản chó hoang để kiểm soát số lượng, với chi phí do chính quyền địa phương tài trợ. Ngoài ra, chính quyền cũng kêu gọi người dân nhận nuôi "thần khuyển" Tây Tạng để giảm nhẹ gánh nặng đối với kinh tế - xã hội, cũng như giúp sức bảo tồn một loài vật quý giá của vùng cao nguyên.
Theo Sina, cha mẹ và bạn thân của hai cô dâu góp mặt trong hôn lễ. Hai ông bố ôm nhau sau khi dắt con ra làm nghi thức thành hôn. Hôn lễ của họ vào top tìm kiếm, bình luận nổi bật Weibo ngày 1/6. Nhiều khán giả chúc mừng đôi uyên ương, khâm phục họ dũng cảm đến với nhau. Trung Quốc chưa công nhận hôn nhân đồng giới, Thủy Nguyệt là cô gái hiếm hoi ở làng giải trí công khai yêu đồng tính.
Ê-kíp Sơn Tùng thực hiện phim tài liệu âm nhạc "Sky Tour", kể về chuyến lưu diễn năm ngoái của ca sĩ.
Sơn Tùng giới thiệu trailer tác phẩm trên kênh Youtube của anh tối 31/5, thu hút hơn 700.000 lượt xem sau chưa đầy 12 giờ. Đoạn phim gợi nhớ những khoảnh khắc của năm 2019, sự cổ vũ của người hâm mộ, cảnh ca sĩ chuẩn bị rồi tiến ra sân khấu. Ở cuối video, anh cho biết tour diễn là tuổi trẻ, nhiệt huyết, đam mê của mình.
Từ tháng 7 đến tháng 8/2019, anh lần lượt hát ở TP HCM, Đà Nẵng và Hà Nội trong show Sky Tour. Bốn nhà sản xuất âm nhạc là Khắc Hưng, Slim V, Long Halo và Onionn đồng hành cùng ca sĩ. Nửa đầu năm 2020, Sơn Tùng ít hoạt động, do đó phim tài liệu được khán giả quan tâm. Trên Youtube và trang cá nhân của anh, nhiều người nói trông đợi phim.
Làm phim tài liệu về show diễn của ca sĩ là hoạt động khá quen thuộc trong làng nhạc, ví dụ như Bring the Soul: The Movie (2019) - xoay quanh nhóm BTS của Hàn Quốc, hay Michael Jackson's This Is It (2009) - kể về sự chuẩn bị của Michael Jackson cho show diễn dự kiến cùng năm, không thể diễn ra do nghệ sĩ mất vào tháng 6/2019.
Sky Tour 2019 do công ty của Sơn Tùng sản xuất, dự kiến ra rạp ngày 12/6. Tác phẩm là phim Việt thứ ba khởi chiếu sau khi rạp mở lại sau giãn cách xã hội, tiếp nối và (ngày 5/6).
Nhà lầu trống trong treo chiếc trống trị giá 2,7 tỷ đồng do một doanh nhân người Việt tại Nga tặng. Dịp này đang hoãn đón khách tham quan, nên ban quản lý đã lấy bạt phủ trống để tránh hư hỏng.
Công trình được xây vào năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), bị chiến tranh tàn phá nên chỉ còn dấu tích. Năm 2010, UBND tỉnh phê duyệt dự án phục hồi.
Tháng 12/2014, trên nền đất cũ tại phường Thạch Linh, di tích được phục dựng và mở rộng 1,67 ha. Kinh phí 79 tỷ đồng trích từ ngân sách và huy động xã hội hóa. Tháng 12/2019, công trình chưa hoàn thiện, song nhà chức trách mở cửa cho người dân tham quan để ghi nhận ý kiến đánh giá. Kế hoạch công bố đón khách rộng rãi đầu năm 2020 phải tạm hoãn vì Covid-19. Ảnh: Đức Hùng.
TP HCMCảnh sát chia ba mũi để phá cửa, phun nước, tiếp cận hai cháu bé và người thân ngất lịm trong căn nhà đang cháy ngùn ngụt ở quận Bình Tân.
Tiếng nổ lớn vang lên từ căn nhà hai tầng, hai mặt tiền trên đường Lê Trọng Tấn, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, làm người dân sống xung quanh hoảng hốt, sáng 31/5.
Khoảng 5 phút sau, khói đen phún ra từ các khe cửa sổ, cửa chính tầng trệt - nơi gia đình anh Đỗ Viết Canh, 40 tuổi, kinh doanh mút xốp, vật liệu làm trần nhà. Lúc lửa bùng lên, trong nhà có vợ chồng anh Canh, hai con là Đỗ Nam Phương, Đỗ Lê Phương Tuyền (10-11 tuổi) và vợ chồng em gái anh Canh.
Người dân tri hô, đập cửa chính và cửa hông báo động cho gia chủ. Hàng xóm dùng xà beng phá cửa, lấy bình cứu hoả mi ni, kéo vòi nước dập lửa nhưng bất thành.
Trong vài phút, lửa cuồn cuộn bốc lên tầng một, khói đen phủ lấp tầng hai căn nhà. Vài thanh niên xối nước vào người, quấn chăn ẩm, tìm cách leo lên tầng một cứu các nạn nhân nhưng phải buông tay vì quá nóng.
Tại tầng hai, anh Canh xuất hiện trong tình trạng quần áo bị cháy xém. Chựng lại vài giây, anh nhảy xuống đất. Nhiều người dùng vải thấm nước quấn người anh, đưa đi cấp cứu.
"Anh ấy còn khá tỉnh táo, nói vợ con còn mắc kẹt trên kia. Nhưng không ai dám lại gần hiện trường vì lửa cháy dữ lắm, kính cửa sổ từ trên lầu nổ, liên tục rơi xuống", nhân chứng Ngô Đức Hùng kể.
Hơn 10 xe chữa cháy, cấp cứu cùng hàng chục cảnh sát PCCC quận Bình Tân và quận Tân Phú có mặt ngay sau đó. Bố của anh Canh, ông Đỗ Viết Cảnh, 64 tuổi, hay tin con cháu bị nạn đã nháo nhào chạy đến, xông vào trong nhưng được cảnh sát đưa ra ngoài, bị bỏng nhẹ.
Các chiến sĩ chia nhiều hướng tiếp cận, phá cửa cuốn tại mặt tiền đường Lê Trọng Tấn và bên hông căn nhà. Xe thang đưa các cảnh sát lên lầu một phá cửa để khói thoát ra ngoài. Đây là khu vực phòng ngủ của gia đình anh Canh.
Nhóm cảnh sát khác ôm vòi rồng phun bọt, nước, tiến sâu vào trong dập lửa cho các đồng đội theo hướng cầu thang lên tầng một. Vợ chồng người em của anh Canh được các chiến sĩ hướng dẫn chạy lên tầng thượng, sau đó xe thang tiếp cận đưa xuống đất. Các cảnh sát còn lại đưa vợ và hai con của anh Canh ra ngoài trong tình trạng bất tỉnh, bỏng.
Hoả hoạn thiêu rụi toàn bộ đồ đạc tại tầng trệt căn nhà. Đến 10h30, anh Canh tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sức khoẻ các nạn nhân còn lại chưa được công bố.
Gia đình anh Canh cho thuê giàn giáo công trình xây dựng từ hơn 20 năm nay, kinh tế khá giả. Căn nhà bị cháy vừa được gia chủ sửa sang, làm cửa hàng bán mút xốp, vật liệu làm trần nhà cuối năm ngoái.
Đại tá Huỳnh Quang Tâm (Trưởng Phòng cảnh sát PCCC TP HCM) cho biết, căn nhà bị cháy nằm giữa địa bàn quận Bình Tân và Tân Phú nên hai lực lượng cùng tham gia. "Công tác cứu hộ, chữa cháy diễn ra rất kịp thời. Nếu chỉ chậm một phút, có thể anh em đã không cứu được các nạn nhân", đại tá Tâm nói.
Lionel Messi cho rằng đại dịch làm thay đổi bóng đá cũng như cuộc sống của mọi người.
"Tôi nghĩ bóng đá, cũng như cuộc sống, không thể giống như trước đây", Messi nói với El Pais hôm 31/5. "Chúng tôi đang trở lại tập luyện và chuẩn bị thi đấu, điều đáng ra là bình thường trước đây. Hoàn cảnh hiện tại thật kỳ lạ cho chúng tôi cũng như bất kỳ ai, những người phải thay đổi guồng việc của họ".
trở lại tập luyện với từ tháng 5. Trong tháng qua, các cầu thủ phải tập riêng hoặc tập theo nhóm không quá 10 người. Nhưng từ tháng 6, chính phủ Tây Ban Nha cho phép các CLB tập luyện cả đội như bình thường.
"Những người trải qua hoàn cảnh hiện tại sẽ nhớ về nó, dù theo cách nào", Messi nói thêm. "Với tôi, đó là cảm giác đau buồn và đồng cảm với những người mất đi người thân. Tôi chắc chắn bóng đá và thể thao sẽ bị ảnh hưởng. Về mặt tài chính, những công ty có liên quan đến thế giới thể thao sẽ gặp khó khăn vì Covid-19.
Sau ba tháng tạm ngưng vì Covid-19, vào ngày 11/6. Các đội sẽ đá 11 vòng cuối chỉ . Mật độ thi đấu dày khiến các cầu thủ có nguy cơ dính chấn thương cao hơn bình thường. Trên bảng điểm, Barca giữ đỉnh bảng với 58 điểm, nhiều hơn hai điểm.
Tây Ban Nha chứng kiến 286.509 ca nhiễm nCoV tính đến hết ngày 31/5. Trong số này, 196.958 người khỏi bệnh, nhưng 27.127 người đã qua đời. Số người nhiễm mới hôm 31/5 tại nước này là 201.
Hơn 9.000 độc giả báo Anh Sun Sport đánh giá cao trung vệ Rio Ferdinand hơn John Terry và Virgil van Dijk.
nhận được 2.622 lượt bình chọn, tương đương.gần 30%. và lần lượt đứng thứ hai và ba, với 19% và 16% lượt. Cựu trung vệ Arsenal - Tony Adams - ở vị trí thứ tư với 13% lượt, còn Vincent Kompany đứng kế với 9% lượt.
Ferdinand trở thành hậu vệ đắt giá nhất hành tinh năm 2002, khi anh rời Leeds đến với giá 30 triệu bảng Anh (khoảng 40 triệu USD). Anh giúp Man Utd sáu lần vô địch . Ferdinand cũng sáu lần vào đội hình tiêu biểu của giải.
Trong một cuộc bình chọn khác của hãng thống kê Squawka, Terry được xướng danh trung vệ vĩ đại nhất. Anh năm lần vô địch Ngoại hạng Anh, đều trong màu áo . Terry bốn lần vào đội hình tiêu biểu của giải.
Nếu xét số lần vào đội hình tiêu biểu của FIFA, Terry lại vượt trội Ferdinand. Ferdinand chỉ một lần được FIFA vinh danh, khi Man Utd vô địch mùa 2007-2008. Còn Terry năm lần liền xuất hiện trong đội hình FIFA, giai đoạn 2005-2009.
Cà MauCô giáo Huỳnh Sơn Ca, 31 tuổi, ở huyện Trần Văn Thời hát cải lương tác phẩm văn học, giúp học sinh dễ nhớ bài.
Mặc áo dài, đứng trên bục giảng, cô giáo Sơn Ca, giáo viên Ngữ Văn, trường THPT Võ Thị Hồng, vào bài giảng một cách nhẹ nhàng. Cô bắt nhịp rồi cất giọng ca cải lương từng đoạn trích "Hoạn Thư bắt Thúy Kiều", trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, thay vì đọc theo cách truyền thống.
Với chất giọng ngọt ngào, cô chậm rãi, nhấn nhá từng câu: "Thúc Kỳ Tâm đã kết duyên cùng nàng họ Hoạn. Vốn là con quan lại bộ thượng thư huyện Vô Tích, Châu Thường. Khi chàng đến ở Lâm Truy, chốn ăn chơi theo điều hoa nguyệt. Gặp giai nhân Thúy Kiều..."
Phía dưới, học sinh chăm chú lắng nghe. Nhiều em mang tập ra chép lại, số khác lẩm bẩm theo một cách thích thú. Sau vài tiết học được lồng ghép cải lương, nhiều em đã tìm những bài nhạc, bài cổ lên quan rồi tập hát theo. Tới lớp, các em xin cô giáo lên thể hiện cho các bạn nghe và xem đó là một cách học dễ nhớ bài.
Nữ sinh Lâm Huệ Như, học lớp 10C2 cho hay, từ hồi cô hát cải lương các tác phẩm, em rất thích. "Truyện Kiều rất dài, em rất ngán học. Tuy nhiên, giọng cô hát hay và cách dạy này giúp em có tâm lý thoải mái, dễ tiếp nhận hơn", Như nói.
Cô Sơn Ca sinh ra và lớn lên ở vùng quê còn nhiều khó khăn thuộc xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời. Cha cô là nhạc công Lục huyền cầm. Ở tuổi lên 5, cô hát được nhạc cổ và từng đạt giải nhất cuộc thi "Tiếng hát Đại học Cần Thơ", giải B và C về đơn ca tài tử liên tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng, nên "ngấm vào máu thịt" từng câu ca, làn điệu.
Sau khi tốt nghiệp Đại học ngành sư phạm cô về dạy tại trường thuộc xã đảo Khánh Bình Tây đã 8 năm và ấp ủ đưa thế mạnh cải lương vào các tiết học.
Thoạt đầu, nữ giáo viên thử nghiệm bằng những câu ca cao, tục ngữ gần gũi với đời thường. Chẳng hạn thay vì đọc "Công cha như núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", thì cô lại ngân nga theo điệu cổ bản. Hồi tuần trước, nữ giáo viên bắt đầu thử ca hát cải lương trích đoạn trong tác phẩm văn học.
Theo ông Phan Văn Lil, Phó hiệu trưởng trường THPT Võ Thị Hồng, nhà trường khuyến khích thầy, cô sáng tạo trong giảng dạy, giúp học sinh dễ tiếp cận nhất với kiến thức và các em không bị áp lực, cảm thấy khô cứng trong các bài giảng. Tại trường, mỗi giáo viên có phương pháp dạy khác nhau, nhưng áp dụng hát cải lương khi dạy như cô Sơn Ca thì khá đặc biệt.
"Giáo viên này biết cách tận dụng thế mạnh của bản thân, giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt, hiệu quả", Phó hiệu trưởng nhìn nhận.
Còn cô Sơn Ca nói cảm thấy vui khi việc của mình làm được các em đón nhận và mang lại hiểu quả trong học tập. Nữ giáo viên đang lên kế hoạch đưa đàn vào tiết học để đánh, giúp học sinh hào hứng hơn.
Thiệu Trác Nghiêu - diễn viên đóng nhiều phim TVB - bán dầu gội, lái taxi ban đêm để kiếm thêm thu nhập.
Theo Sohu, hôm 29/5, Trác Nghiêu lần đầu livestream bán hàng, giới thiệu mình từng đóng Bao la vùng trời. Chưa quen công việc này, diễn viên hơi căng thẳng, buổi livestream cũng không thu hút nhiều người xem.
Trước khi bán hàng, Thiệu Trác Nghiêu nhiều năm lái taxi ban đêm để có thêm thu nhập, chăm lo cho con gái. Trên HK01, anh nói từng ngại ngùng khi người khác nhận ra mình nhưng cảm giác đó dần biến mất. "Mọi người rất hòa nhã. Có lần lạc đường, khách hàng bỏ qua cho tôi", Trác Nghiêu nói.
Nam diễn viên không thấy vất vả khi ban ngày làm việc cho nhà đài, ban đêm chạy xe. Anh cho rằng đó là nghĩa vụ của mình: "Làm cha mẹ, cần gắng hết sức mang điều kiện tốt nhất cho con".
Câu chuyện Thiệu Trác Nghiêu lái taxi từng được ca sĩ Trịnh Thế Hào đưa vào MV Vẫn kiên trì năm 2016. MV tái hiện cảnh Thiệu Trác Nghiêu làm tài xế, rửa xe, tranh thủ ăn cơm hộp khi vắng khách...
Trác Nghiên 56 tuổi, thâm niên nghề diễn hơn 35 năm. Anh đóng vai phụ trong nhiều phim của TVB như Đại thời đại, Anh hùng xạ điêu 1994, Kim Mao sư vương, Trạng vương Tống Thế Kiệt, Lộc Đỉnh Ký 1998... Những năm gần đây anh tham gia Cung tâm kế 2, Thiên mệnh, Giải quyết sư, Bạch sắc cường nhân...
TP HCMHai bé 10-11 tuổi và 5 người thân kẹt trong căn nhà hai lầu trên đường Lê Trọng Tấn, quận Bình Tân, được cảnh sát giải cứu và hướng dẫn thoát nạn, sáng 31/5.
Hơn 6h30, người dân phát hiện khói lửa bùng lên tại nhà 617 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân. 7 xe chữa cháy và 29 cán bộ Đội Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ quận Bình Tân đến hiện trường ngay sau đó.
Biết 7 người còn mắc kẹt bên trong, cảnh sát chia làm nhiều mũi vừa phá cửa cuốn, vừa phun nước dập lửa, vừa tìm đường tiếp cận các nạn nhân.
Hai nạn nhân được cảnh sát hướng dẫn thoát nạn theo cầu thang bộ, ra ngoài an toàn.
5 người còn lại là Đỗ Nam Phương, 10 tuổi; Đỗ Lê Phương Tuyền, 11 tuổi; Đỗ Viết Tranh, 30 tuổi; Nguyễn Thị Huyền, 27 tuổi; ông Đỗ Viết Cảnh, 64 tuổi - được cảnh sát giải cứu trong tình trạng ngạt khói và bị phỏng nhẹ.
Đám cháy được khống chế sau ít phút. Lửa đã thiêu rụi nhiều vật dụng trong phạm vi rộng.
Dakota Johnson - nữ chính loạt phim "50 sắc thái" - mặc đầm ngắn thuộc bộ sưu tập Xuân Hè 2020 của Công Trí để livestream tối 29/5.
Thiết kế có điểm nhấn ở cầu vai phồng ngoại cỡ, kết hợp tông hồng fuchsia theo phong cách ngọt ngào, nữ tính. Nữ diễn viên chọn lối điểm trang nhẹ nhàng, mái tóc xõa tự nhiên khi tham gia Jimmy Kimmel Live - show trực tuyến của Jimmy Christian Kimmel - MC kiêm nhà sản xuất người Mỹ.
Vì là hàng xóm, cặp sao trò chuyện trong sân nhà, qua hàng rào, kể cho nhau những gì đang làm trong thời gian cách ly. Chương trình cũng kêu gọi quyên góp tiền để giúp đỡ những người hoạn nạn trong Covid-19.
Dakota Johnson (30 tuổi) nổi tiếng với vai diễn Anastasia Steele trong bộ phim 50 sắc thái. Cô có gương mặt và gu thời trang đậm chất quyến rũ, cổ điển. Nữ diễn viên người Mỹ tham gia nhiều chiến dịch quảng cáo của Gucci dưới thời Alessandro Michelle, đồng thời là "nàng thơ" của các nhà mốt danh tiếng như Saint Laurent, Dior hay Balenciaga...
>> Xem thêm:
Trước , chiếc váy được người mẫu Halima Aden diện khi chụp ảnh bìa tạp chí Essence số tháng 1-2. Nó tiếp tục xuất hiện trong bộ ảnh thời trang của Vogue Ấn Độ số tháng 4.
Thông điệp về đàn sói, chế độ tập luyện hà khắc cùng sự kiên định về chiến thuật của HLV Gian Piero Gasperini là lời giải cho sự bay cao của Atalanta ở Serie A và Champions League mùa này.
Gian Piero Gasperini thuộc tuýp HLV thích động viên học trò. Ông thường xuyên treo những khẩu hiệu tạo động lực trong phòng thay đồ, và gần đây nhất là câu nói của huyền thoại bóng rổ Michael Jordan: "Đã 26 lần tôi được tin cậy giao cho cú ném quyết định và ném trượt. Tôi đã thất bại hết lần này tới lần khác trong cuộc đời. Và đó là lý do tôi thành công".
Khẩu hiệu động viên Gasperini ưa thích nhất là một bức hình bầy sói trong phòng thay đồ. Ông mô tả: "Có những con sói ở đằng trước, có những con ở giữa và một con ở đằng sau. Những con đằng trước sẽ xác lập nhịp độ ban đầu, trong khi những con sói kế tiếp là những con khỏe nhất, chịu trách nhiệm bảo vệ đàn nếu bị tấn công. Những con sói ở trung tâm sẽ luôn được bảo vệ".
"Năm con khỏe khác ở đằng sau sẽ bảo vệ những đợt tấn công ở dưới. Con cuối là sói đầu đàn và đảm bảo không bỏ sót một ai. Nó giúp cả đàn sói đoàn kết và luôn sẵn sàng chạy đi bất cứ đâu để bảo vệ cả đàn. Thông điệp chính là: một thủ lĩnh không nhất thiết đứng ở tuyến đầu mà là người chăm lo cho cả đội. Đó chính là điều tôi muốn ở các cầu thủ của mình".
Đó dường như là một thông điệp kỳ lạ để nhắn nhủ tới các ngôi sao thể thao triệu phú, nhưng rõ ràng là nó có ích. Gasperini nhận được chính xác những gì ông mong chờ từ học trò. Trước khi Covid-19 bùng phát tại châu Âu, Atalanta đang trải qua mùa giải hay nhất trong 113 năm lịch sử. Họ là một trong bốn đội đã lọt vào tứ kết Champions League, bên cạnh PSG, RB Leipzig và Atletico Madrid. Tại giải quốc nội, họ cũng nằm trong nhóm dự Champions League mùa giải kế tiếp.
Và không thể không kể tới những bàn thắng. Không đội nào tại Italy ghi nhiều bàn hơn Atalanta từ đầu mùa trước. Mùa giải 2019-2020, qua 25 vòng, Atalanta đã ghi 70 bàn. Họ có ba trận thắng ghi được bảy bàn trước Udinese, Torino và Lecce, cộng thêm hai trận thắng 5-0, mà một trong số những nạn nhân là AC Milan.
Nói một cách ngắn gọn, đó là một trong những đội bóng giàu tính cống hiến nhất thế giới. Phương châm được Gasperini đúc kết từ "Binh Pháp Tôn Tử": "Phòng ngự có thể khiến bạn bất bại, nhưng nếu muốn thắng, bạn phải tấn công". Ông khẳng định: "Châm ngôn ấy đã gói gọn tinh thần và ý chí tôi muốn đội bóng của mình. Và điều quan trọng chẳng kém là bạn phải không ngừng củng cố danh tính bạn đã tạo ra. Bạn phải liên tục phát triển và lớn mạnh từng ngày, bằng không coi như bỏ đi. Những kẻ dừng lại đều đã thua cuộc".
Giống Jurgen Klopp, Gasperini đòi hỏi rất cao với các buổi tập không khoan nhượng. Christian Vieri từng nói rằng Gasperini "sẽ hủy diệt bạn trong buổi tập", nhưng HLV của Atalanta cho rằng đó là chìa khóa dẫn tới thành công. Ông chia sẻ: "Trong những buổi tập, những cầu thủ cần phải trải qua gian nan. Những cầu thủ không quen tập nặng khiến tôi khiếp sợ. Chiến thắng được sinh ra từ những gian nan ấy. Nếu bạn không chạy trong các buổi tập, bạn cũng sẽ chẳng chạy trong các trận đấu chính thức. Và dĩ nhiên việc chạy khi tập cũng rất quan trọng bởi từ đó ta sẽ có phong cách chơi và chất lượng".
Đội quân ngổ ngáo của Gasperini là tập hợp của một nhóm cầu thủ hiếm gặp. Thủ quân là cầu thủ 32 tuổi người Argentina Papu Gomez – một bản hợp đồng tới từ Metalist Kharkiv với giá 4,9 triệu USD năm 2014. Tiền đạo trụ cột Josip Ilicic cũng đã sang tuổi 32 và được mua từ Fiorentina với giá 6,2 triệu USD năm 2017.
Cựu thủ môn Aston Villa Pierluigi Gollini, cựu tiền vệ của Middlesbrough Marten de Roon, và bản hợp đồng mượn từ Chelsea Mario Pasalic là những cầu thủ quan trọng khác. Hậu vệ trái Robin Gosens tới từ Heracles của giải Hà Lan với giá chưa đầy một triệu USD hiện được nhiều đội bóng châu Âu săn đón. Còn trung vệ gốc Bergamo Mattia Caldara thì trở lại mái nhà xưa sau thời gian không thành công tại Juventus và AC Milan.
Tại sao những cầu thủ giá bèo này lại có phong độ hay nhất sự nghiệp tại Atalanta? HLV 62 tuổi giải thích: "Khi bạn đạt tới tư duy trưởng thành để hiểu rằng làm việc chăm chỉ sẽ đem lại hiệu quả, bạn sẽ không còn thấy mỏi mệt. Đừng quên rằng các cầu thủ không phải tập luyện kham khổ với những bài tập thử thách như nhiều môn thể thao khác. Các cầu thủ của tôi phải hiểu điều đó và tập luyện chăm chỉ hơn. Atalanta không có tiền để đầu tư lớn, do vậy chúng tôi phải tìm những cầu thủ trẻ trên khắp châu Âu với những phẩm chất sau: có thể thích nghi với lối chơi của chúng tôi, sở hữu tư duy tấn công, tinh thần chiến thắng và sẵn sàng tập luyện chăm chỉ. Những ai cùng chí hướng sẽ là một phần của chúng tôi, còn những người sợ có thể ra đi".
Papu Gomez từng nói các buổi tập của Gasperini căng tới mức một trận đấu thực đem lại cảm giác như... một ngày nghỉ. Gasperini ghi nhận việc các học trò thay đổi chính từ chế độ tập: "Papu là một cầu thủ phi thường nhưng chưa khi nào chạm tới trần tiềm năng vì không được tập luyện tử tế. Khi Papu bắt đầu tập luyện tốt hơn, cậu ấy trở thành một trong những người hay nhất châu Âu. Cậu ấy từng lãng phí thời gian, bởi tập luyện sẽ biến bạn thành một nhà vô địch. Papu vốn đã sở hữu đủ phẩm chất để chiến thắng".
"Ilicic là một trường hợp tương tự", Gasperini nói tiếp. "Chúng tôi từng gọi đùa cậu ấy là ‘Bà nội Josip’ bởi cậu ấy luôn rất tử tế với tất cả. Chúng tôi phải thuyết phục Josip tăng nỗ lực tập luyện lên và giờ đây chúng tôi gọi cậu ấy là ‘Giáo sư’. Cậu ấy thiếu đi tâm lý chăm chỉ trước đó và sau khi nhận ra những buổi tập thật sự thú vị, Josip đã được tái sinh".
Cuộc sống vốn không phải một đại lộ bằng phẳng với Gasperini. Sau một sự nghiệp cầu thủ ít dấu ấn khởi đầu tại đội trẻ Juventus và trải qua 59 trận tại Serie A cho Pescara, Gasperini bắt đầu nghiệp HLV tại nơi ông bắt đầu. Ông chịu trách nhiệm huấn luyện các lứa U14, U17 và U20 của Juventus. Thành công khi lên nắm quyền tại Genoa giai đoạn 2006 tới 2010 mang cho ông biệt danh "Gasperson" – một cách so sánh với huyền thoại Alex Ferguson về lối đá cống hiến.
Tuy nhiên, lần đầu tiên và duy nhất nắm quyền tại một CLB lớn của Gasperini năm 2011 lại là thảm họa. Ông chỉ trụ lại Inter chưa đầy ba tháng và bị sa thải mà không có lấy một chiến thắng. Inter quyết định chia tay Gasperini sau thất bại bẽ bàng dưới tay đội mới lên hạng Novara. Với Gasperini, trải nghiệm cay đắng này lại mang tới một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất sự nghiệp.
Ông hồi tưởng: "Tôi vừa bị sa thải khỏi Inter khi ấy vì không có cùng tầm nhìn với ban lãnh đạo. Thế rồi tôi bất ngờ nhận được một thông điệp tuyệt vời từ Pep Guardiola: cậu ấy muốn gặp tôi và mời tôi theo dõi những buổi tập tại Barca. Đó là một giai đoạn rất khó khăn trong sự nghiệp, và được một HLV phi thường như Pep quan tâm tới mình khi đó cho thấy cậu ấy là một con người như thế nào. Pep đã khiến tôi rất vui".
Khởi đầu tại Atalanta cũng không phải màu hồng. Khi mới được bổ nhiệm mùa giải 2016-2017, Gasperini cùng đội thua bốn trong năm trận Serie A đầu tiên. Những lời rì rầm về việc sa thải ông đã xuất hiện, cho tới khi Gasperini đưa ra một quyết định gây sốc. Ông cho nhiều cầu thủ trẻ cơ hội đá chính trước đội bóng hàng đầu của giải là Napoli. Kết quả chung cuộc: Atalanta chiến thắng 1-0, và từ đó, đội chỉ hướng về phía trước.
Gasperini chia sẻ: "Tôi đã chọn đi con đường này và sẽ chung thủy với nó đến cùng. Vì nó, tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả. Chúng tôi đã cho những Mattia Caldara, Roberto Gagliardini, Andrea Petagna, Andrea Conti và một số cầu thủ trẻ mới chỉ đá vài trận Serie A được thử lửa. Chiến thắng tuyệt vời chẳng thể quên nổi trước Napoli ấy chính là sự khởi đầu cho con đường Atalanta đang đi ngày hôm nay".
"Ngay từ đầu, tôi đã có ý tưởng cho các cầu thủ trẻ ra sân. Bergamo được xem như một vùng rất quan trọng tại Italy, vì những hoạt động công nghiệp và sản xuất. Tôi muốn có một dự án gắn với cầu thủ trẻ, và nếu xuất thân từ lò đào tạo Atalanta thì càng tốt. Bộ khung của đội bóng đã quá già từ lâu, do vậy tôi cố gắng né suất xuống hạng với một phương pháp khác: đặt niềm tin vào cầu thủ trẻ, phát triển họ và ưu tiên thứ bóng đá chất lượng".
Về mặt chiến thuật, Gasperini thường xuyên sử dụng các sơ đồ 3-5-2 hoặc 3-4-3 dù có thêm nhiều sự xoay vòng vị trí. Thứ bóng đá pressing, tìm những khoảng trống của Gasperini vốn không thường thấy trên sân cỏ Italy. Ông thậm chí còn dặn các học trò hãy quan sát... trọng tài: "Tôi lấy ví dụ về trọng tài – người không bao giờ bị kèm và luôn ở vị trí lý tưởng để quan sát trận đấu – để các cầu thủ biết cách tìm khoảng trống. Papu đã học theo lời khuyên này và nó giúp ích rất nhiều cho cậu ấy".
Gasperini ám ảnh với bóng đá tới mức nhiều lần người vợ Cristiana bắt gặp chồng mình đang hí hoáy ôm máy tính và ghi chú giữa đêm. Ông thừa nhận mình luôn cố gắng tìm những giải pháp cho trận đấu kế tiếp, và Atalanta sẽ chỉ tập với phương án ông tin là đúng đắn.
Tại Italy, cái tên Gasperini gắn với sơ đồ ba trung vệ - điều khiến không ít người chỉ trích ông về sự tương đồng với hệ thống catenaccio. Gasperini gạt bỏ ngoài tai mọi lời chỉ trích: "Tôi luôn tự hào về sơ đồ này bởi tôi đã đề xuất nó từ nhiều năm trước, khi ở huấn luyện hệ thống đội trẻ Juventus. Khi ấy, người ta bảo tôi rằng nó quá thiên về phòng ngự. Tôi đã chứng minh điều ngược lại, với ba hậu vệ tham gia vào triển khai tấn công. Sơ đồ không quan trọng, điều thực sự ý nghĩa là bạn tấn công hay phòng ngự với bao nhiêu người. Nếu phải tóm gọn triết lý phòng ngự của mình, tôi khẳng định mình không bao giờ tin vào việc chờ đối thủ mắc sai lầm. Bạn cần phải thử cướp bóng để tấn công".
Trong ba mùa gần nhất, Atalanta lần lượt xếp thứ tư, thứ bảy và thứ ba tại Serie A. Trong lần đầu tiên dự Champions League, Atalanta làm nên kỳ tích khi vượt qua vòng bảng dù thua cả ba trận đầu tiên trước Dinamo Zagreb, Shakhtar Donetsk và Man City. Thông điệp Gasperini gửi tới các học trò sau ba trận toàn thua là: "Chúng ta không bao giờ thua cuộc, chỉ có chiến thắng hoặc học hỏi mà thôi".
Sau hai lần đụng độ Atalanta, Guardiola cho biết "cảm giác chơi bóng với họ đau đớn như khi phải gặp nha sĩ". Gasperini đồng tình: "Đó là mục tiêu của tôi: tạo ra một đội bóng khiến bất cứ đối thủ nào cũng gặp khó khăn. Tôi nghĩ phép so sánh với gặp nha sĩ là không thể chính xác hơn".
Tại vòng 1/8 Champions League, Atalanta đè bẹp Valencia với tổng tỷ số 8-4 sau hai lượt trận. Nhưng sau đó, thế giới bóng đá tạm dừng lại vì Covid-19. Gasperini vẫn nhớ như in cảm giác trở về Bergamo từ Valencia: "Có cảm giác như chúng tôi đang ở một đất nước bị chiến tranh tàn phá. Mọi thứ diễn ra rất nhanh, dù chỉ mấy ngày trước chẳng có dấu hiệu gì về những thảm kịch sắp diễn ra. Tôi vẫn nhớ khi vừa tới Valencia, thành phố ngập tràn những cổ động viên ăn mừng trên phố hay ngoài sân vận động. Khi ấy, bắt đầu có những báo hiệu nguy cấp tại Bergamo. Khi chúng tôi trở về hai ngày sau, mọi thứ đều thay đổi. Chúng tôi chuyển từ trạng thái hưng phấn sang sợ hãi chỉ trong 48 tiếng đồng hồ".
Một người hoạt ngôn như Gasperini cũng khó có thể diễn tả những gì đã diễn ra hai tháng qua tại Bergamo – một trong những nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất vì Covid-19 tại Italy. Ông kể: "Bergamo là trung tâm của căn bệnh quái đản này. Nó đã ảnh hưởng nặng nề tới thành phố của chúng tôi và khiến rất nhiều người chết. Cho tới cuối cuộc đời, tôi cũng sẽ chẳng bao giờ quên được tiếng còi xe cứu thương trên đường phố Bergamo".
Đau thương khiến Gasperini và các học trò có thêm một sứ mệnh mới. HLV này biết ông sẽ nói gì với các học trò khi bóng đá trở lại: "Tôi sẽ đặt khía cạnh cảm xúc vào trung tâm, bởi các cầu thủ có một mối liên kết tuyệt vời với các CĐV và thành phố này. Tôi sẽ nói với họ: ‘Bergamo đã tổn thương nhiều rồi, và giờ chính là lúc chúng ta đem những nụ cười trở lại’".
Trọng tài Slavko Vincic bị cảnh sát Bosnia & Herzegovina bắt với cáo buộc liên quan đến một đường dây ma túy, mại dâm.
Vincic bị bắt trong một căn nhà ở Bijeljina, Bosnia, nơi cảnh sát phát hiện 25 người đàn ông khác, chín phụ nữ, một kho vũ khí và cocain. Vị trọng tài đang đối mặt với cáo buộc tàng trữ ma túy và sở hữu súng bất hợp pháp.
Theo tờ 24Sata, Vincic bị bắt cùng Tijana Maksimovic, người được cho là kẻ cầm đầu. Maksimovic từng bị giam khi cố vượt biên giữa Bosnia và Croatia trên một chiếc thuyền chở theo ba phụ nữ.
Vincic, 40 tuổi, là trọng tài FIFA từ năm 2010. Ông đang thăng tiến trong sự nghiệp cầm còi khi điều khiển ba trận tại Champions League và một trận Europa League mùa này, trong đó có trận Genk - Liverpool.
Tại Euro 2012, Vincic làm trợ lý cho trọng tài nổi tiếng đồng hương Damir Skomina.
Quảng NamĐội tuần tra đang đi dưới tán rừng nguyên sinh thì Ploong Mát nghe tiếng thú mắc bẫy kêu thảm thiết vọng ra.
Lắng nghe hướng âm thanh vọng đến, Ploong Mát xác định vị trí con thú đang gặp nạn. Mất gần một giờ luồn lách trong cây rừng chằng chịt, đội tuần tra cứu được con mang Trường Sơn - Muntiacus truongsonensis, loại động vật đang bị đe doạ tuyệt chủng ở Việt Nam, nặng khoảng 15 kg, dài gần một mét đang nằm gọn trong bẫy.
Đó là ngày 15/6/2016, một trong hai lần Ploong Mát và các đồng nghiệp cứu được mang Trường Sơn trong 7 năm làm việc tại Tổ tuần tra quản lý bảo vệ rừng thuộc Khu bảo tồn loài sao la Quảng Nam.
Bẫy thú được thợ săn làm từ thân cây to bằng bắp tay, dùng sợi dây cáp (phanh xe đạp, xe máy) nối vào rồi uốn cong tạo sức bật. Phần dây cáp để nằm dưới mặt đất quấn thành vòng tròn, ngụy trang bằng lá cây khô. Chiếc bẫy nhìn đơn giản, nhưng khi con thú đi qua thì cây sẽ bật mạnh, sợi dây cáp siết vào chân thú khiến nó không thể nào chạy thoát, càng vùng vẫy thì sợi dây cáp càng siết mạnh.
Hàng năm, Tổ tuần tra quản lý bảo vệ rừng tháo hàng nghìn chiếc bẫy do thợ săn đặt, nhiều động vật hoang dã được thả về tự nhiên.
Ploong Mát kể, mỗi lần Tổ tuần tra tiếp cận con thú đang mắc bẫy, nó đều trong tình trạng sợ hãi, đau đớn. Do vậy, quá trình tháo bẫy phải đươc làm cẩn thận, nếu không sẽ khiến con thú bị tổn thương thêm, nhất là ở phần chân bị bị sợi dây cáp siết chặt.
Lúc đó, một số thành viên trong tổ phải đè con thú xuống để nó nằm im, người còn lại dùng rựa chặt cây tháo dây cáp; mọi thao tác diễn ra nhanh chóng trong khoảng 3 phút.
Trong chuyến tuần tra vào ngày 9/10/2018, Loong Mát cùng các đồng nghiệp cũng giải cứu được một con mang Trường Sơn khác, nặng hơn 15 kg Sau khi nhổ một ít lông lấy mẫu lưu giữ, phục vụ nghiên cứu, họ để con thú chạy vào rừng.
"Đau đớn nhất là những lần phát hiện bẫy và thấy con thú đã chết, có con do mắc bẫy lâu ngày chỉ còn bộ xương", Ploong Mát chia sẻ.
Anh Blúp Cam, 29 tuổi, cũng là thành viên Tổ tuần tra quản lý bảo vệ rừng, cho hay, sinh ra và lớn lên ở rừng núi, từ nhỏ anh được người lớn truyền dạy nghề săn bắt thú rừng.Theo tập quán của người dân địa phương, việc họ vào rừng đặt bẫy nhưng bị người khác phá bẫy hay giải thoát thú là một điều kiêng cữ.
Người dân quan niệm rằng, việc tháo bẫy là có tội với thần rừng, bởi từ bao đời nay họ sống nhờ thần rừng giúp đỡ. Thú rừng là nguồn thực phẩm cho gia đình và cộng đồng.
Những ngày đầu vào làm việc Tổ tuần tra quản lý bảo vệ rừng, Blúp Cam bị dân làng ghét bỏ. Nhiều lần người dân đặt bẫy và sau đó bị Tổ tuần tra phá bỏ, họ tìm đến nhà Blúp Cam đổ tội. Lần khác trong làng có người chết, họ nói do Blúp Cam và các thành viên Tổ tuần tra chặt bẫy, thả thú nên "ma rừng về bắt".
"Người dân không thích việc phá bẫy, thả thú nhưng theo thời gian chúng tôi kiên trì giải thích nên bà con dần thay đổi quan niệm, nhất là những người trẻ", Blúp Cam nói.
Gần đây, khu bảo tồn giao khoán người dân bảo vệ rừng và hỗ trợ tạo sinh kế từ rừng để hưởng lợi. Những người này có nguồn thu nhập ổn định, nhận thức được sự cần thiết của việc bảo tồn động vật quý hiếm nên số người vào rừng đặt bẫy ít dần.
Ông Lê Hoàng Sơn, Phó giám khu bảo tồn loài sao la Quảng Nam, cho hay "so với các năm trước, tình trạng đặt bẫy đã giảm rất nhiều, tuy nhiên chưa chấm dứt hẳn".
Ngoài ngoài việc thường xuyên tuần tra phá bẫy, giải cứu thú rừng, khu bảo tồn còn liên tục tuyên truyền và hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng. "Chúng tôi kiên trì áp dụng nhiều biện pháp để thay đổi tập quán sắn bắt động vật hoang dã của người dân địa phương", ông Sơn nói.
Mỗi năm khu bảo tồn loài sao la Quảng Nam tổ chức gần 170 đợt tuần tra và phá hủy hàng ngàn chiếc bẫy thú, hàng chục lán trại và đẩy đuổi nhiều lượt người vào rừng trái phép.
Quảng NgãiSau 7 năm được người làng đưa về từ rừng sâu, anh Hồ Văn Lang vẫn thích trồng trọt, ngủ lại chòi lá trên rẫy và nghiện trầu cau.
Trưa tháng 5 nắng gắt, nhiều người đàn ông quây quần trong căn chòi lá ở núi rừng thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện Trà Bồng sau buổi sáng phát rẫy trồng lúa.
Ngồi trong chòi, Hồ Văn Lang nở nụ cười hồn nhiên với hàm răng đen láy, đầu đội chiếc mũ beret khiến anh trông trẻ hơn tuổi 51 của mình. Ngồi một lát, anh mang bịch nylon đựng đọt lan vừa hái và miếng sáp ong lớn để nấu canh. Đi làm rẫy cạnh chòi của hàng xóm, Lang mang theo cơm gạo, cá khô và sáp ong để làm đầu bếp thết đãi mọi người một bữa trưa.
"Cứ mỗi khi đi rẫy mọi người phải ăn cơm do chính tay anh Lang nấu, vì anh không quen với cách nêm nếm gia vị của chúng tôi", anh Hồ Văn Tri, em trai của anh Lang tiết lộ. Dù cùng canh tác chung một ngọn núi, cánh rừng, trong mắt người làng, anh Lang thuộc về núi rừng hơn cả, nên dường như nơi này cũng là lãnh địa của Lang.
48 năm trước, nghe tiếng bom dội ở phía làng mình, ông Hồ Văn Thanh, một bộ đội tham gia kháng chiến chống Mỹ, chạy về nhà thì thấy mẹ và hai con trai lớn đã chết. Quá đau buồn, ông Thanh trở nên thất thần, rồi đưa vợ và hai con trai nhỏ là Hồ Văn Tri và Hồ Văn Lang, lúc đó mới 1-2 tuổi sang nơi khác sinh sống.
Trong một lần lên cơn kích động vì do ảnh hưởng tâm thần, ông Thanh đánh vợ đến ngất xỉu, rồi ôm con trai lớn Hồ Văn Lang, lúc đó chưa tròn hai tuổi vào rừng. Sau lần đó, ông Thanh quay trở lại tìm vợ nhưng sợ ông lên cơn đánh vợ, người làng lại nói dối "vợ mày đã chết rồi".
Từ đó, ông Thanh cùng con trai sống biệt lập trong rừng ở xã Trà Xinh, huyện Tây Trà (nay sáp nhập vào huyện Trà Bồng). Ban đầu, cha con ông ở gần bìa rừng, nhưng dân càng phát rẫy, canh tác vào trong thì cả hai càng tiến về phía rừng sâu.
Đến năm anh Tri 12 tuổi, trước khi mẹ qua đời, anh cùng bác ruột mới vào rừng sâu cách bản một giờ đi bộ để tìm cha và anh trai nhưng ông Thanh không nhận ra con mình. Sau lần đó, mỗi năm anh Tri lên thăm của ông Thanh và anh Lang hai lần. Mỗi lần đi anh đều mang theo gạo, muối và dầu hỏa...
Mãi đến bảy năm trước, 2013, khi ông Thanh già yếu, trở bệnh, anh Tri cùng bác ruột và chính quyền địa phương mới quyết định đưa . Đoàn tụ gia đình, được hàng xóm và chính quyền tạo điều kiện hòa nhập cuộc sống, nhưng ông Thanh và anh Lang vẫn nhớ rừng sâu quay quắt.
Sau gần nửa đời gắn bó với rừng, ông Hồ Văn Thanh trở nên thu mình, chỉ quẩn quanh ở gian nhà sau, vẻ trầm ngâm. Còn Hồ Văn Lang thì cởi mở với người làng hơn, anh thường đến nhà hàng xóm tâm sự cùng các cụ già. Vốn tiếng Cor ngày một sỏi hơn giúp Lang dần hiểu được cuộc sống xung quanh.
Khi còn ở rừng, Lang sợ con trâu, nhưng khi nghe em trai nói nuôi con này để bán lấy tiền mua gạo, thức ăn, anh nghe theo rồi thường xuyên cắt cỏ voi cho trâu. Đến nay, đàn trâu của gia đình đã có ba con.
"Anh Lang rất chăm làm, bà con chỉ gì cũng làm theo được. Anh còn biết vào rừng chặt cây mây, tre lồ ô về bán. Nhưng mọi người chỉ gì anh làm nấy, không biết tính toán, đếm tiền", anh Tri kể. Nhiều lần Lang mang cây mây, chuối trên rừng đem tới nơi thu mua rồi bỏ đi, sau đó anh Tri đến lấy tiền.
Ngoài làm việc, anh Lang không có thú vui gì ngoài ăn trầu cau và uống nước chè. Khi mới về nhà, thấy em trai uống rượu, bia, anh cũng uống theo nhưng sau đó dị ứng nên anh Tri khuyên anh mình không uống nữa. "Anh Lang giận bảo sao em uống được mà anh không uống, nên từ đó tôi bỏ luôn bia rượu", em trai anh Lang nói.
Mỗi lần cánh đàn ông trong làng nhắc đến phụ nữ, Lang cười e thẹn nhưng qua mấy lần "nhắm" mối đều thất bại. "Họ chê anh Lang già, lại nghèo khổ, không lanh lợi bằng người khác nên không không ưng vì sợ không đủ khả năng nuôi con", anh Hồ Văn Tri, em trai anh Lang kể.
Những lần lên rừng làm rẫy khiến ký ức sống dậy trong Lang. Hai năm sau ngày về làng, Lang lại thích ở rẫy hơn ở nhà. Ba năm nước, người cha Hồ Văn Thanh mất, Lang trở nên cô đơn hơn.
Tiếng gọi của núi rừng lại níu kéo Lang mạnh mẽ hơn, Lang hầu như ở trên rẫy cả ngày đêm. Nhưng rẫy của "người rừng" không còn xa thăm thẳm như trước, mà chỉ cách cầu sông Tang chừng một km, cách nhà khoảng 4 km.
"Ở làng rất vui, nghe được tiếng Cor, Kinh, xe cộ khắp nơi... nhưng đi làm rẫy xa về mỏi chân", anh Lang nói.
Mỗi tháng, anh Lang chỉ về làng, ở lại nhà khoảng một, hai lần để bán chuột, chim... do anh bẫy được và chuối, bắp do chính tay anh trồng. Khi lên rẫy thì anh lấy gạo, muối, mắm, đường... do vợ chồng em trai chuẩn bị sẵn.
Dù vậy, anh Hồ Văn Tri thường xuyên gặp anh trai, mang theo gạo, cá... để "tiếp tế" khi gặp anh trên rẫy. "Anh Lang không mặc quần dài, nếu quần đùi và áo anh bị rách tôi sẽ nói vợ mua rồi đem lên cho anh", anh Tri nói. Mỗi lần gặp em trai, chiếc gùi của anh Lang lại đầy thêm.
Trưa hôm ấy, Lang đưa cho em trai một con chim chích chòe vừa bẫy được, nhờ Tri bán lấy tiền đổi gạo. Rồi anh lại lặng lẽ về lại rẫy của mình với chiếc gùi trên lưng, chiếc rựa trên tay và chiếc bình đông nước treo một bên.
Đi quãng đường chừng một km, chòi lá của Lang hiện ra với một chuông gió bằng ống tre lồ ô và tấm nhôm phát ra tiếng kêu để đuổi muông thú. Lang đặt chiếc gùi xuống, treo xoong nồi, niêu lên sàn bếp, rồi nhai một miếng trầu cau.
Nhìn những cây chuối xanh mơn mởn bên bìa núi, Lang bảo nhớ hồi còn ở với cha trong rừng, chuối rừng rất ngon, vừa ngọt vừa chua. Bây giờ, Lang đi đào những cây chuối non mọc bên sườn núi để trồng ở gần rẫy, đất thoai thoải và dễ thu hoạch hơn.
Bằng chiếc rìu chế bằng mảnh bom cha truyền lại, Hồ Văn Lang đào đất trồng xuống những gốc chuối vừa bứng. Trồng chuối xong, anh ra sau nhà rửa tay chân, lau mồ hôi bằng dòng nước từ suối chảy về. Lang ngồi nhìn xa xăm phía núi rừng, bên một dây trầu xanh ngắt.