Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

Nguyên mẫu của Hạ Tử Vi trong lịch sử: Công chúa xinh đẹp được Càn Long sủng ái bậc nhất nhưng con trai nàng lại là trò cười cho thiên hạ

Nàng là vị công chúa được Hoàng đế yêu thương bậc nhất trong cung nhưng cuộc đời lại không mấy hạnh phúc.

Nhân vật Hạ Tử Vi trong bộ phim truyền hình kinh điển "Hoàn Châu cách cách" từ lâu đã là nữ thần thời niên thiếu của rất nhiều người. Trong lịch sử, nguyên mẫu của Tử Vi cách cách là con gái thứ 4 của Hoàng đế Càn Long: Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa.

Hòa Gia Công chúa ra đời vào năm Càn Long thứ 10 (năm 1745), sinh mẫu là Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị được hoàng đế sủng ái. Mẫu thân của Hòa Gia Công chúa cũng khá quen thuộc với mọi người với hình ảnh Thuần phi từng xuất hiện trong phim "Hậu cung Như Ý Truyện" và "Diên Hi Công Lược". 

Xuất thân của Thuần phi có thể nói là rất khiêm tốn. Trong 5 vị Hoàng quý phi của Hoàng đế Càn Long, Thuần phi có xuất thân thấp nhất. Mặc dù Thuần phi cũng là người Hán như Lệnh Ý Hoàng quý phi nhưng bà hoàn toàn không thể so sánh được. Bởi vì bà chỉ sinh ra trong một gia đình bình thường ở Giang Nam, thậm chí phụ thân của bà cũng không làm quan trong triều.

Nguyên mẫu của Hạ Tử Vi trong lịch sử: Công chúa xinh đẹp được Càn Long sủng ái bậc nhất nhưng con trai nàng lại là trò cười cho thiên hạ-1Nhân vật Thuần phi trong phim "Diên Hi Công Lược".

Hòa Gia Công chúa là người con thứ 3 của Thuần phi và là người con cuối cùng mà Thuần phi sinh cho Hoàng đế Càn Long. Trước Hòa Gia Công chúa, Thuần phi đã sinh 2 hoàng tử, do đó đứa con thứ 3 dù là nam hay nữ đều khiến địa vị của bà được củng cố hơn. Nhưng Hòa Gia Công chúa khi sinh ra lại có khuyết tật ở tay, các ngón tay của nàng không thể hoạt động như người bình thường, giữa các ngón tay có một lớp màng như chân vịt. 

Vào thời điểm đó, sinh ra một đứa trẻ có tật trên cơ thể có thể được xem là một điềm xấu, cả mẹ lẫn con đều có thể bị xử tử. Nhưng Thuần phi rất thông minh, bà đã ngay lập tức đưa ra cách giải quyết: Hối lộ bà mụ để họ nói nhỏ với Hoàng đế Càn Long rằng bàn tay bị tật của công chúa rất giống với tay Phật, có thể đây là một vị Phật tái sinh và là dấu hiệu của sự may mắn. Dân gian đã gọi nàng là Phật Thủ Công chúa. Thuần phi đã không chỉ cứu sống con gái mình mà còn được Hoàng đế Càn Long thêm sủng ái vì sinh ra một công chúa mang may mắn cho đất nước. 

Dù sinh ra không lành lặn nhưng Hòa Gia Công chúa vẫn lớn lên trong an vui. Đến tuổi trưởng thành, Hoàng đế Càn Long cho phép nàng kết hôn cùng Phúc Long An, con trai của Đại học sĩ Phó Hằng. Năm Càn Long thứ 25 (năm 1760), nàng được ban vị hiệu Hòa Thạc Công chúa; cũng trong năm đấy, nàng hạ giá lấy Phúc Long An và được vua cha chi rất nhiều tiền của xây dựng phủ Tứ công chúa.

Nguyên mẫu của Hạ Tử Vi trong lịch sử: Công chúa xinh đẹp được Càn Long sủng ái bậc nhất nhưng con trai nàng lại là trò cười cho thiên hạ-2Nhân vật Hạ Tử Vi trong phim "Hoàn Châu cách cách".

Phúc Long An vốn là nguyên mẫu lịch sử của nhân vật Nhĩ Khang trong phim "Hoàn Châu cách cách". Sau khi kết hôn, Hòa Gia Công chúa sinh một đứa con trai, đặt tên là Phong Thân Tế Luân. Gia đình họ rất hạnh phúc nhưng thời gian ấm êm không kéo dài. Hòa Gia Công chúa qua đời ở tuổi 23, còn chồng nàng chỉ sống thêm 16 năm nữa. Sau khi phu thê Phúc Long An mất, họ được hậu nhân chôn cất cùng nhau bên bờ sông Thông Huệ. Phủ công chúa mà Hoàng đế Càn Long đặc biệt xây dựng cho nàng đã bị bỏ trống từ đó.

Sau khi con gái cưng qua đời vì bệnh nặng, Hoàng đế Càn Long mang hết thảy yêu thương dành cho con trai của nàng, thường đưa Phong Thân Tế Luân vào trong cung giáo dưỡng, ban cho địa vị và vinh hoa mà nhiều người thèm thuồng.

Phong Thân Tế Luân thừa kế vị trí của phụ thân khi mới 22 tuổi. Nhưng dù Hoàng đế Càn Long có cố gắng bồi dưỡng như thế nào thì Phong Thân Tế Luân vẫn không thể giỏi giang hơn. Hắn thường dựa vào gia thế và sự sủng ái của Hoàng đế mà tác oai tác quái khiến nhiều người ghét bỏ. Chính vì vậy, khi Hoàng đế Càn Long băng hà, Hoàng đế Gia Khánh lên ngôi đã bắt đầu kế hoạch "xử lý" Phong Thân Tế Luân.

Sau khi mất đi sự che chở từ thiên tử, cuộc sống của Phong Thân Tế Luân ngay lập tức sa sút, cuối cùng trở thành một Thị vệ Tứ đẳng bị dân chúng chế giễu, trở thành trò cười cho thiên hạ rồi ôm hận mà chết đi.

Cuối triều đại nhà Thanh, Trường đại học quốc gia đầu tiên ở Trung Quốc (Tên hiện tại là Đại học Bắc Kinh, tên gọi ban đầu là Kinh Sư Đại học đường) được xây dựng trên vị trí của phủ đệ của Hòa Gia Công chúa.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốcẨn link gốc https://ift.tt/2AI9EDn

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét