Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

Hát bội ở Lăng Ông Bà Chiểu

Khi khai mạc buổi diễn lúc 9h ngày 16/9, Ban quản lý khu di tích Lăng Ông thực hiện lễ Xây chầu, bắt nguồn từ lễ Đại bội, theo nghi thức tế lễ cung đình triều Nguyễn.

Cùng ngày, TP HCM đã công bố đổi tên đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn từ cầu Bông đến đường Phan Đăng Lưu) thành đường Lê Văn Duyệt.

Khi khai mạc buổi diễn lúc 9h ngày 16/9, Ban quản lý khu di tích Lăng Ông thực hiện lễ Xây chầu, bắt nguồn từ lễ Đại bội, theo nghi thức tế lễ cung đình triều Nguyễn.

Cùng ngày, TP HCM đã công bố đổi tên đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn từ cầu Bông đến đường Phan Đăng Lưu) thành đường Lê Văn Duyệt.

Trích đoạn hát bội Tạ Đình Ôn

Trích đoạn hát bội "Tạ Ôn Đình".

Xuyên suốt hai ngày lễ giỗ, đoàn Nhà hát nghệ thuật hát bội TP HCM biểu diễn luân phiên các vở “Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt” và các tuồng "Thuyết Đường", "San Hậu I, II, II”… để tái hiện cuộc đời Ông, cũng như giúp người đến viếng hiểu thêm về nét đẹp nghệ thuật tuồng cổ.

Xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 12 đến nay, qua 700 năm, hát bội hiện nỗ lực tiếp cận khán giả với lời ca câu hát được trau chuốt hơn, kịch bản được dựng với tiết tấu nhah hơn. Các nghệ sĩ cũng trau dồi giọng hát. Nghệ sĩ Nguyễn Văn Hà (Gia Lai) cho biết: "Được khán giả tán thưởng, cùng vui buồn, giận dữ với nhân vật là hạnh phúc, động lực của những nghệ sĩ hát bội như chúng tôi".

Xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 12 đến nay, qua 700 năm, hát bội hiện nỗ lực tiếp cận khán giả với lời ca câu hát được trau chuốt hơn, kịch bản được dựng với tiết tấu nhah hơn. Các nghệ sĩ cũng trau dồi giọng hát. Nghệ sĩ Nguyễn Văn Hà (Gia Lai) cho biết: "Được khán giả tán thưởng, cùng vui buồn, giận dữ với nhân vật là hạnh phúc, động lực của những nghệ sĩ hát bội như chúng tôi".

Các nghệ sĩ tất bật sau cánh gà. Hình thức hát bội có một nét riêng, đó chính là trang phục và cách dặm mặt, hóa trang của diễn viên. Để qua nét mặt, xiêm y của họ, người xem biết ngay đó là tướng văn hay võ, trung thần hay nịnh thần.

Các nghệ sĩ tất bật sau cánh gà. Hình thức hát bội có một nét riêng, đó chính là trang phục và cách dặm mặt, hóa trang của diễn viên. Để qua nét mặt, xiêm y của họ, người xem biết ngay đó là tướng văn hay võ, trung thần hay nịnh thần.

Cái tên hát bội xuất phát từ việc người xưa thấy các diễn viên phải bội (đắp, gắn thêm) lên người cờ phướng, mủ mão cầu kỳ. Nhưng trong cung đình thời phong kiến xưa kiêng kỵ từ bội vì nó có trong từ bội ơn, bội nghĩa nên đổi “bội” thành “bộ”. Từ đó, bộ môn nghệ thuật còn có tên là hát bộ (hoặc hát tuồng), vì các diễn viên khi hát phải kèm cử chỉ, điệu bộ để lột tả vai diễn.

Cái tên hát bội xuất phát từ việc người xưa thấy các diễn viên phải bội (đắp, gắn thêm) lên người cờ phướng, mủ mão cầu kỳ. Nhưng trong cung đình thời phong kiến xưa kiêng kỵ từ bội vì nó có trong từ bội ơn, bội nghĩa nên đổi “bội” thành “bộ”. Từ đó, bộ môn nghệ thuật còn có tên là hát bộ (hoặc hát tuồng), vì các diễn viên khi hát phải kèm cử chỉ, điệu bộ để lột tả vai diễn.

Lăng Ông Lê Văn Duyệt, nơi diễn ra chương trình hát bội. Đây cũng là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người thành phố, xây dựng từ khoảng thế kỷ 19, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1988. Ngoài thờ Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt, dân còn thờ các bậc tiền hiền, hậu hiền và các anh hùng liệt sĩ.

Lăng Ông Lê Văn Duyệt, nơi diễn ra chương trình hát bội. Đây cũng là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người thành phố, xây dựng từ khoảng thế kỷ 19, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1988. Ngoài thờ Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt, dân còn thờ các bậc tiền hiền, hậu hiền và các anh hùng liệt sĩ.

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét